Ngay trước thềm Hội nghị Trung ương 5 nhiều thông tin cho rằng ông Đinh La Thăng đã chủ động xin rút khỏi Bộ Chính trị cũng như chức vụ Bí thư thành ủy TP.HCM.
Những người từng hy vọng rằng ông Đinh La Thăng sẽ có một pha lách cửa hẹp để thoát nạn như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cách đây 5 năm hẳn sẽ thất vọng, nhưng có lẽ không nên quá bất ngờ.
Đơn giản là vì sau lần kỷ luật hụt ông Dũng, ông Trọng đã tìm cách khép lại khe cửa đó.
Khe cửa đó là gì?
Một chi tiết kỹ thuật trong quy định về kỷ luật đảng.
Thời điểm Bộ Chính trị trình ra Ban chấp hành Trung ương đề nghị kỷ luật ông Dũng năm 2012, quy định về vấn đề này như sau:
"Ban Chấp hành Trung ương là cấp quyết định kỷ luật cuối cùng, sau khi xem xét, kết luận phải biểu quyết bằng phiếu kín việc có kỷ luật hay không kỷ luật. Nếu có quá nửa số phiếu đến mức phải kỷ luật thì bỏ phiếu quyết định hình thức kỷ luật cụ thể. Trường hợp biểu quyết các hình thức cụ thể mà không có hình thức kỷ luật nào đủ đa số phiếu theo quy định, thì cộng dồn số phiếu từ hình thức kỷ luật cao nhất xuống đến hình thức kỷ luật thấp hơn, đến hình thức nào mà kết quả có đủ đa số phiếu theo quy định thì lấy hình thức đó để quyết định." (Quyết định số 46-QĐ/TW năm 2011 của BCH TƯ)
Ông Nguyễn Tấn Dũng đã tận dụng điều khoản này để thuyết phục Ban chấp hành Trung ương lần đầu tiên lật ngược lại quyết định của Bộ Chính trị, khiến ông Nguyễn Phú Trọng đã phải ấm ức khi đọc diễn văn bế mạc Hội nghị Trung ương khi đó vì không thể kỷ luật được 'đồng chí X'.
![]() Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác kiểm tra, giám sát của Đảng năm 2016, ngày 24 tháng 2 năm 2017. Courtesy sav.gov.vn |
Sau Đại hội 12 tiếp tục vững vàng trên ghế Tổng Bí thư, ông Nguyễn Phú Trọng đã nhanh chóng sửa đổi quy định trên bằng Quy định số 30-QĐ/TW năm 2016, trong đó quyền quyết định “có kỷ luật hay không kỷ luật” của Ban chấp hành Trung ương đã bị loại bỏ:
"Ban Chấp hành Trung ương là cấp quyết định kỷ luật cuối cùng, sau khi xem xét, kết luận phải biểu quyết bằng phiếu kín việc quyết định hình thức kỷ luật cụ thể. Trường hợp kết quả biểu quyết các hình thức cụ thể mà không có hình thức kỷ luật nào đủ đa số phiếu theo quy định, thì cộng dồn số phiếu từ hình thức kỷ luật cao nhất xuống đến hình thức kỷ luật liền kề thấp hơn, đến hình thức nào mà kết quả có đủ đa số phiếu theo quy định thì lấy hình thức đó để quyết định." (trích Quy định số 30-QĐ/TW năm 2016)
Nghĩa là Bộ Chính trị nắm quyền quyết định "có kỷ luật hay không kỷ luật", còn Ban chấp hành Trung ương sau đó chỉ có quyền quyết định "hình thức kỷ luật cụ thể".
Khe cửa hẹp đã đóng chặt lại, lại không thể so sánh được về thế lực so với ông Nguyễn Tấn Dũng 5 năm trước đây, ông Đinh La Thăng không còn lựa chọn nào khác là phải thúc thủ, giương cờ trắng đầu hàng và mong chờ sự “nhẹ tay” của ông Nguyễn Phú Trọng.
Tóm lại, nói về vận dụng các nguyên tắc tổ chức đảng để triệt hạ đối thủ chính trị thì ông Đinh La Thăng chỉ được coi là hạng thiếu niên nhi đồng so với ông Nguyễn Phú Trọng. Mà cũng thật dễ hiểu, một người ở đỉnh cao quyền lực, không bị cuốn đi bởi các vấn đề quản trị quốc gia, mà chỉ tập trung vào những chiêu thức về tổ chức đảng để khống chế đồng chí của mình thì không giỏi mới lạ.
Nhưng cái giỏi đó chỉ là giỏi mưu mẹo, chẳng thấy ích lợi gì cho quốc kế dân sinh.
Nguyễn Anh Tuấn, Đà Nẵng 05/05/2017
* Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA và NguoiViet.de
* Xem thêm các bài viết về ông Đinh La Thăng
* Tài khoản FB cũ của Báo điện tử NguoiViet.de đã bị hack, chúng tôi vừa lập ra trang Fanpage mới, mời bạn đọc ghé thăm link dưới đây và bắm "thích trang" nhé. Cảm ơn các bạn:
>> https://www.facebook.com/NguoiViet.de/
Nguồn tin: www.rfa.org
Ý kiến bạn đọc
Ngày 24.07.2022, tại thủ đô Berlin (CHLB Đức) đã diễn ra buổi giới thiệu ba cuốn...
Cuộc thi Hoa Hậu Áo Dài Phu Nhân 2022 tổ chức tại Internationales Congress...
Chiều 11.08.2018 hơn 300 anh chị em, bạn bè, thân hữu từ khắp nơi trên nước Đức...
Cảm ơn anh Sa Huỳnh.Cảm ơn Báo NguoiViet.de. Đây là dạng bài viết mang Nội dung và Quan điểm tiến...
Bài viết của nhà văn Sa Huỳnh cho tôi hiểu thêm về ý nghĩa từ " mèo " trong dân gian ta .Xin cảm...
Cám ơn nguoiviet.de và tác giả Sa Huỳnh.
Theo cá nhân tôi, quan trọng nhất là minh bạch và...
mình đang muốn chụp ảnh cưới như thế này . cho mình xin thông tin ekip chụp ảnh ạ
mình xin cảm...
Cơ bản thông tin cho người đọc hiểu về nội dung
Còn lỗi sai sót quá trình dịch là chuyện...
Tôi quan tâm đến khi nào, xóa bỏ điều 4 hiến pháp, mà mãi không thấy!
Chứ, kỷ luật một thành viên của lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội. nó không thay đổi nền kinh tế, kỹ thuật của Việt nam.
@Vũ Hải Dương: Có thể nói kể cả Hiến pháp các nước cộng sản như Trung Quốc cũng không có điều 4 tương tự như Điều 4 Hiến pháp Việt Nam. Đối với cá nhân, tôi cho đưa Điều 4 vào Hiến pháp là thừa, mặc dù chủ ý của những người muốn có Điều này không đơn thuần chỉ muốn nêu vai trò Đảng vào Hiến pháp – điều các nước đa đảng không bao giờ có – mà cùng với sự tồn tại của Bộ chính trị thì muốn giành quyền lãnh đạo cao nhất, tuyệt đối trong xã hội (như Tổng bí thư ngày càng ôm đồm nhiều chức vụ).
Kể ra với cách nhìn nhận không đối kháng, trung dung theo tôi có thể coi Hiến pháp Việt Nam thêm Điều 4 cũng không có gì khác lạ với Hiến pháp Trung Quốc, vì ở Trung Quốc Bộ chính trị vẫn đóng vai trò quyết định và Tổng bí thư hay Chủ tịch Đảng vẫn được xác định ở vị trí cao nhất, và quan trọng nhất trong mọi cơ quan quyền lực: hành pháp, lập pháp, tư pháp, người của Đảng vẫn là đa số, vẫn đóng vai trò quyết định, và nếu có người ngoài Đảng không ủng hộ đường lối của ĐẢng thì đừng hòng mon men vào chân Đại biểu Quốc hội và đảm nhiệm các chân quan trọng trong các cơ quan quyền lực.
Quan điểm tôi quyền lực đi liền trách nhiệm và ai càng ôm đồm, - dĩ nhiên ôm đồm thường sẽ làm dở vì dễ không kham nổi - thì sẽ bị phê phán, chê bai nhiều hơn là người không hay ít ham hố quyền lực. Còn qua bao năm nếu đất nước phát triển thực sự tốt thì khỏi phải nói, công lao trước hết thuộc về ĐẢng. Còn kiểm điểm từ khi có Đảng tình hình đất nước nói chung nếu thấy dở nhiều hơn tốt thì ĐẢng phải chịu trước hết về các yếu kém và ai càng quyền cao chức trọng bao nhiêu thì càng phải chịu trách nhiệm cho mọi yếu kém bấy nhiêu và Nhân dân Việt Nam phải biết quyền của mình, mạnh dạn thực hiện quyền làm chủ, cư xử khách quan công bằng với mọi công bộc của dân, dù họ là „lãnh đạo“, là Bộ chính trị hay gì gì đi nữa!
Đọc tin trong ngày 06.05.17: „Một nguồn thạo tin ngày 6.5 tiết lộ với Kyodo News rằng Trung Quốc đã đề nghị Mỹ cách chức Chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương, Đô đốc Harry Harris để đổi lại việc Bắc Kinh sẽ gây thêm áp lực với CHDCND Triều Tiên“.
Tôi liên hệ với bài viết „Sau Đinh La Thăng đến lượt ai“ ngày hôm qua của Người buôn gió có nói nhiều đến việc Đinh La Thăng bị trừng phạt do theo đề nghị và mong muốn của Trung Quốc. Nếu xét tính thâm hiểm của Tàu, tính ngạo mạn nước lớn bị Đinh La Thăng đáp trả mạnh mẽ chứ không như nhiều chính khách lớn khác, - nó đưa dàn khoan vào thềm lục địa và đâm tàu bè Việt nam tan nát mà không thấy có 1 lời phản đối công khai, thì xác xuất tầu khựa đề nghị phải xử lý Đinh La Thăng là cao và suy nghĩ của Người buôn gió hay nhiều nhà bình luận khác là hoàn toàn có cơ sở.