Reuters dẫn lời đương kim Thủ tướng Đức Angela Merkel mới đây đã chia sẻ về biện pháp ứng phó với Triều Tiên, và cách duy nhất là đàm phán.
Theo đó, nữ Thủ tướng Đức cho rằng, bà luôn sẵn sàng góp phần vào sáng kiến ngoại giao nhằm chấm dứt chương trình tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên.
Thủ tướng Đức đồng thời gợi ý rằng đàm phán hạt nhân với Iran có thể là một hình mẫu tốt đáng làm theo. Bà nhắc đến các cuộc đàm phán dẫn tới hiệp định hạt nhân lịch sử giữa Iran và các cường quốc thế giới năm 2015.Trả lời phỏng vấn tờ Frankfurter Allgemeine Sonntagszeitung số ra ngày 10/9, bà Merkel cho biết: “Nếu như cần đến sự có mặt của Đức trong các cuộc đàm phán thì tôi sẽ ngay lập tức đồng ý”.
Khi đó, Đức và 5 quốc gia trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc có quyền phủ quyết đã tham gia vào quá trình đàm phán, dẫn đến kết quả là Iran đồng ý cắt giảm hoạt động hạt nhân để đổi lấy việc dỡ bỏ phần lớn các lệnh cấm vận.
Bà Merkel nhận định, đó là một tiến trình “dài nhưng quan trọng”, và cuối cùng đã có “một kết thúc tốt đẹp” vào năm ngoái.
“Tôi có thể tưởng tượng một kịch bản tương tự để chấm dứt xung đột với Triều Tiên. Châu Âu và đặc biệt là Đức cần phải chuẩn bị để tham gia với một vai trò chủ động hơn trong đó” - bà Merkel nói.
Bà cho rằng cách duy nhất để giải quyết chương trình hạt nhân Triều Tiên là thông quan giải pháp ngoại giao. “Một cuộc chạy đua vũ trang mới ở khu vực sẽ không phù hợp với lợi ích của bất kỳ ai. Châu Âu cần phải liên kết để đưa ra một giải pháp ngoại giao và làm mọi việc có thể đối với các lệnh trừng phạt”, bà nói.
Quan điểm của Thủ tướng Đức có chiều hướng đi ngược lại với Anh và Pháp, Mỹ trước đó cho rằng, cần phải kiên quyết gây áp lực với Bình Nhưỡng.
Hôm 9/9, lãnh đạo 3 nước Pháp, Mỹ và Nhật Bản đã có cuộc điện đàm thảo luận về việc gia tăng sức ép và các biện pháp trừng phạt đối với Triều Tiên, từ đó thống nhất kêu gọi quốc tế có phản ứng kiên quyết với Triều Tiên.
Đáng chú ý là Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã bày tỏ rằng, cộng đồng quốc tế cần có phản ứng "thống nhất và kiên quyết" đối với Triều Tiên.
Tổng thống Macron nhận định những hành động vừa qua của Bình Nhưỡng là "mối đe dọa đối với hòa bình và an ninh quốc tế", đồng thời khẳng định "tình đoàn kết" với Nhật Bản.
Trong khi đó, Mỹ đã soạn thảo một dự thảo nghị quyết trừng phạt, muốn Hội đồng Bảo an áp lệnh cấm vận dầu mỏ đối với Triều Tiên, cấm Bình Nhưỡng xuất khẩu hàng may mặc, cấm thuê lao động Triều Tiên tại nước ngoài, đóng băng tài sản và cấm đi lại với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Điều này càng khiến Bình Nhưỡng suốt thời gian qua tập trung phát triển chương trình hạt nhân của mình nhằm thể hiện sức mạnh.
Nhắc nhở các bên về các biện pháp kiềm chế Bình Nhưỡng, Thủ tướng Đức đang ngầm ủng hộ ý kiến của Nga khi muốn Mỹ ngồi vào bàn đàm phán.
Được biết, Thủ tướng Đức cũng đã điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe về vấn đề Triều Tiên trong tuần qua. Có nguồn tin cho hay bà Merkel cũng sẽ điện đàm với Tổng thống Nga Putin vào ngày 11/9.
![]() |
Tổng thống Putin không muốn gây thêm sức ép với Bình Nhưỡng. |
Chỉ vài giờ sau khi Triều Tiên tuyên bố thử thành công bom nhiệt hạch hôm 3/9, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhất trí tăng cường phối hợp và “giải quyết phù hợp” vấn đề Triều Tiên trong cuộc hội đàm của hai nhà lãnh đạo bên lề hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Trung Quốc.
Cùng với đó, ông Putin lên tiếng phê phán cho rằng Mỹ vừa tiến hành trừng phạt Nga vừa tìm kiếm sự ủng hộ của Nga trong vấn đề trừng phạt Triều Tiên là một việc làm thật là "ngốc nghếch".
Tổng thống Putin cũng đã nhấn mạnh biện pháp siết chặt trừng phạt Triều Tiên không có triển vọng, còn những ngôn từ quân sự mà Tổng thống Mỹ Donald Trump sử dụng thời gian gần đây là vô cùng nguy hiểm.
Nhà lãnh đạo Nga đặt câu hỏi: “Các vị nghĩ rằng vì lệnh trừng phạt mà Triều Tiên sẽ từ bỏ con đường chế tạo vũ khí hạt nhân đã chọn ư?”.
Nhà lãnh đạo Nga cũng lấy ví dụ trường hợp của Lybia và Iraq, việc tiêu hủy chương trình hạt nhân có giá bằng mạng sống của lãnh đạo các nước này.
Ông cũng đưa ra những lý lẽ cho thấy rằng dù tiêu hủy vũ khí hạt nhân rồi thì tầm quan trọng của việc thỏa thuận với Triều Tiên cũng không mất đi, ít nhất cũng là vì kho vũ khí mà nước này có đủ để thổi bay Seoul (Hàn Quốc).
Lập luận và quan điểm của nhà lãnh đạo Nga đã rất rõ ràng và hoàn toàn phù hợp. Nó chỉ trái với các quan điểm của Mỹ. Lời ủng hộ của một quốc gia phương Tây, - nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel về cách giải quyết tình hình ở Triều Tiên là một cú hích cho Nga và nhắc nhở Mỹ về cách hành xử của một nước lớn trên thế giới.
Điều đó cũng đã cho thấy một phương án duy nhất và chắc chắn sẽ thành công, đó là cùng ngồi vào bàn đàm phán để giải quyết vấn đề.
Kim Hoa
Nguồn tin: baodatviet.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Ngày 24.07.2022, tại thủ đô Berlin (CHLB Đức) đã diễn ra buổi giới thiệu ba cuốn...
Cuộc thi Hoa Hậu Áo Dài Phu Nhân 2022 tổ chức tại Internationales Congress...
Chiều 11.08.2018 hơn 300 anh chị em, bạn bè, thân hữu từ khắp nơi trên nước Đức...
Bài viết của anh Sa Huỳnh nói sơ bộ lên đc nhiều điều thiết thực.
Về phần LH hay 1 tổ chức đại...
Cảm ơn anh Sa Huỳnh.Cảm ơn Báo NguoiViet.de. Đây là dạng bài viết mang Nội dung và Quan điểm tiến...
Bài viết đúng Không gian thời gian khá llý thú vị , con mèo của thời trai gái rập rình mèo chuột ,...
Bài viết của nhà văn Sa Huỳnh cho tôi hiểu thêm về ý nghĩa từ " mèo " trong dân gian ta .Xin cảm...
Cám ơn nguoiviet.de và tác giả Sa Huỳnh.
Theo cá nhân tôi, quan trọng nhất là minh bạch và...
Bắt là đúng, những thằng chỉ điểm này cùng gia đình của nó phải trục xuất vĩnh viễn ra khỏi châu Âu...
mình đang muốn chụp ảnh cưới như thế này . cho mình xin thông tin ekip chụp ảnh ạ
mình xin cảm...
Gương người tốt việc tốt. Nhiều người họ có lòng tốt không có lòng Tham - Sân - Si và nhiều đệ tử đã...
Cơ bản thông tin cho người đọc hiểu về nội dung
Còn lỗi sai sót quá trình dịch là chuyện...
Chẳng lẽ ông BT họ Mai không có chuyên viên VP và chẳng le các NXB ỏe VN xuất bản sách không có BTV...