Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, tham dự buổi tọa đàm có 32 thầy cô là những giảng viên từ khoa Đông Nam Á của một số trường đại học, các giảng viên mời giảng và các giáo viên, tình nguyện viên người Việt hiện đang tham gia giảng dạy tiếng Việt tại thủ đô Berlin và nhiều thành phố khác của Đức.
4
Phát biểu khai mạc buổi tọa đàm, bà Dương Thị Việt Thắng - Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Việt Nam tại Đức, Trưởng Bộ phận Giáo dục và Lưu học sinh đã ghi nhận những nỗ lực và đóng góp của các thầy cô giáo đang tham gia giảng dạy tiếng Việt tại Đức cũng như điểm lại một số hoạt động hỗ trợ và quan tâm của Đại sứ quán Việt Nam đối với công tác giảng dạy tiếng Việt cho con em người Việt, người gốc Việt và cả người Đức. Bà Thắng hy vọng qua buổi tọa đàm lần này, các giảng viên tham dự có thêm cơ hội tiếp xúc, trao đổi về các phương pháp giảng dạy tiếng Việt cũng như nêu ra những khó khăn và gợi ý thiết thực nhằm phát triển việc giảng dạy tiếng Việt tốt hơn, qua đó góp phần gìn giữ và truyền bá văn hóa Việt Nam tại Đức.
Trong khuôn khổ buổi tọa đàm, những người tham gia đã được nghe phần thuyết trình phong phú của PGS-TS Nguyễn Chí Thuật, giảng viên mời giảng tại trường Đại học Tổng hợp Adam Mickiewicz, Poznan về nguồn gốc và sự phát triển của tiếng Việt, qua đó nêu lên những đặc trưng về ngữ pháp, loại từ cần lưu ý trong quá trình giảng dạy tiếng Việt cho con em kiều bào và người nước ngoài. Bên cạnh những nội dung lý thuyết, các thành viên tham gia buổi tọa đàm có cơ hội tham gia, trao đổi về nhiều phương pháp giảng dạy tiếng Việt cho nhiều nhóm đối tượng đặc thù.
Thay mặt Đại sứ quán Việt Nam tại Đức, Tham tán Phạm Hoàng Tùng đã bày tỏ sự vui mừng và đánh giá cao những đóng góp của các thầy cô giáo trong việc giữ gìn và phát huy tiếng Việt tại Đức, góp phần nâng cao vị thế của cộng đồng người Việt tại Đức, cũng như đóng góp vào sự phát triển tốt đẹp của mối quan hệ Việt - Đức. Tham tán Phạm Hoàng Tùng cũng cho biết Đại sứ quán Việt Nam sẽ tiếp tục hỗ trợ các thầy cô giáo tài liệu, sách vở, giáo trình... dạy tiếng Việt, góp phần giúp các thầy cô cũng như người học tháo gỡ khó khăn trong quá trình dạy và học.
Hiện nay tại nhiều thành phố ở Đức nơi có cộng đồng người Việt sinh sống, như Berlin, Dresden, Leipzig , Magdeburg... các hội đoàn người Việt cũng đã tổ chức nhiều lớp học tiếng Việt cho con em kiều bào, với các giáo viên người Việt đảm nhiệm trên tinh thần tự nguyện, không có thù lao. Trong khi đó, tại bang Berlin, Brandenburg và Sachsen, tiếng Việt đã được đưa vào giảng dạy tại các trường như ngoại ngữ tự chọn và các giáo viên người Việt tham gia giảng dạy được chính quyền bang trả lương theo số giờ đứng lớp.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Ngày 25/5, Đại sứ quán Việt Nam tại Đức...
Ngày 24.10 đã diễn ra cuộc hội thảo chuyên đề về sức khỏe tinh thần của người...
Ngày 14.10.2018 gần 100 vận dộng viên bộ môn quần vợt tại CHLB Đức và Châu Âu đã...
Chiều 11.08.2018 hơn 300 anh chị em, bạn bè, thân hữu từ khắp nơi trên nước Đức...
Cơ bản thông tin cho người đọc hiểu về nội dung
Còn lỗi sai sót quá trình dịch là chuyện...
Chẳng lẽ ông BT họ Mai không có chuyên viên VP và chẳng le các NXB ỏe VN xuất bản sách không có BTV...
rat thich cac chi lam vuon o Duc. em muon tim hieu them
Tháng 8/ 75 mới bàn giao từ UB quân quản cho THVN.Bạn đó có thể vào sau đó, nói là sau 30/4 là không...
Xin chia buồn với gia đình BS. Nguyễn Minh Sơn. Cầu mong anh sớm siêu sịnh tịnh độ cõi niết bàn❤️
Cam on NguoiViet da GsVs da cho.chung toi biet su that
gs Hoàng Xuân Phú- Ông là một nhà khoa học tâm huyết, Một người yêu nước thương dân đích...
Sẽ có một ngày sự thật sẽ bày phơi
Vết nhơ ấy sẽ tạc vào lịch sử
Và nhân dân sẽ được...
Cám ơn NguoiViet.de đã phỏng vấn.
Cám ơn ý kiên trung thực của bà Trịnh Thị Mùi, Chủ tịch HĐQT...
Cảm ơn Thiên Nga.