Chân dung vị lãnh đạo đi vào huyền thoại của Cuba - Fidel Castro

Thứ bảy - 26/11/2016 20:02
Ông đã dành cả cuộc đời cống hiến vì lý tưởng tự do và giải phóng dân tộc. Chủ tịch Castro từng khẳng định lý tưởng của ông, đầu tiên và trước nhất, là vì người Cuba.
Chân dung vị lãnh đạo đi vào huyền thoại của Cuba - Fidel Castro

Chủ tịch Fidel Castro, sinh năm 1926 tại Cuba, là con trai của một chủ đồn điền mía thành công. Ở tuổi 13, ông đã tham gia tổ chức một cuộc đình công của các công nhân mía đường trên chính đồn điền của cha mình.

Cha mẹ ông đều mù chữ song họ quyết tâm rằng con cái của họ sẽ phải được giáo dục tốt. Do vậy, Fidel đã được gửi tới một trường nội trú dòng Tên. Mặc dù không thích nội quy chặt chẽ của trường này song Fidel đã sớm thể hiện sự thông minh đặc biệt của ông. Ngoại trừ môn lịch sử, ông thích thể thao hơn các môn học khác. Fidel giỏi về chạy, bóng đá và bóng chày và năm 1944 đã giành được giải thưởng học sinh giỏi thể thao nhất Cuba.

Giác ngộ cách mạng

Sau khi học xong, Castro trở thành một luật sư ở Havana. Vì ông hay nhận các vụ kiện của người nghèo - những người không đủ điều kiện trả tiền cho ông, Castro liên tục lâm vào cảnh túng thiếu. Kinh nghiệm khi hành nghề luật sư đã khiến Castro nhận ra và kịch liệt chỉ trích những bất bình đẳng lớn về sự giàu có tại Cuba. Giống như nhiều người Cuba khác, Castro phẫn nộ trước sự giàu có và quyền lực của các thương nhân Mỹ, những người kiểm soát quốc gia này.

Năm 1947, Castro gia nhập đảng Nhân dân Cuba. Cương lĩnh vận động tranh cử của đảng mới này - chống tham nhũng, bất công, đói nghèo, thất nghiệp và lương thấp - đã lôi cuốn chàng luật sư trẻ tuổi này.

Chan dung vi lanh dao di vao huyen thoai cua Cuba - Fidel Castro
Ông Fidel Castro hồi trẻ.


Fidel Castro trở thành một ứng viên của đảng Nhân dân Cuba tranh cử vào quốc hội năm 1952. Ông là một người hùng biện xuất sắc và mau chóng thu hút được sự ủng hộ của đông đảo các đảng viên trẻ tuổi. Đảng Nhân dân Cuba được mong đợi chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử này. Tuy nhiên, với sự ủng hộ của các lực lượng vũ trang, Tướng Fulgencio Batista đã hủy bỏ cuộc bầu cử và nắm quyền kiểm soát đất nước.

Castro đi tới kết luận rằng cách mạng là con đường duy nhất giúp đảng Nhân dân Cuba lên nắm quyền. Năm 1953, với một nhóm vũ trang gồm 123 nam và nữ, Castro tấn công trại lính Moncada. Kế hoạch lật đổ Batista chấm dứt trong thảm họa và mặc dù chỉ có 8 người thiệt mạng trong vụ tấn công này song 80 người đã bị quân đội sát hại sau khi bị bắt. Castro may mắn vì viên trung úy bắt giữ ông đã phớt lờ lệnh xử tử ông và đưa ông tới nhà tù dân sự gần nhất.

Ngay từ khi còn là một thanh niên rất trẻ ông đã bước vào hoạt động cách mạng. Trong hình, cậu thanh niên Castro chụp hình với bạn tại trường Nuestra Senora de Dolores ở Santiago, Cuba, năm 1940. Ảnh: AFP

Castro bị đưa ra xét xử với tội danh tổ chức một cuộc nổi dậy vũ trang. Ông đã nhân cơ hội này để phát biểu về những vấn đề của Cuba và cách giải quyết những vấn đề đó. Castro bị kết án 15 năm tù song phiên tòa và việc xuất bản cuốn sách trên đã làm cho Castro nổi tiếng ở Cuba. Cuộc cách mạng của ông đã giành được sự ủng hộ lớn tại quốc đảo này.

Sau những áp lực lớn từ công chúng Cuba, Batista đã quyết định phóng thích Castro sau khi ông thụ án 2 năm trong tù. Tuy nhiên, khi mọi việc trở nên rõ ràng rằng sẽ không có cuộc bầu cử nào hết, Castro đã tới Mexico, nơi ông bắt đầu hoạch định một cuộc nổi dậy khác để lật đổ chính phủ Cuba.

Phong trào 26/7

Sau khi tích trữ đạn dược, Castro, Che Guevara, Juan Almeida và 80 người khác tới Cuba vào năm 1956. Nhóm này được gọi là Phong trào 26/7 (ngày mà Castro đã tấn công các trại lính Moncada).

Khi quân du kích kiểm soát được lãnh thổ, họ tái phân chia đất đai cho các nông dân. Đổi lại, nông dân đã giúp họ chống lại binh lính của Batista. Nhiều nông dân cũng gia nhập quân đội của Castro, cũng như các sinh viên ở các thành phố và thỉnh thoảng là các linh mục.

Để truy tìm thông tin về quân đội của Castro, Batista đã cho thẩm vấn nhiều người. Nhiều người vô tội bị tra tấn. Các nghi phạm, kể cả trẻ em, bị xử tử công khai và sau đó bị treo trên các khu phố nhiều ngày để răn đe những người khác đang có ý định chạy về phía Castro.

Năm 1958, 45 tổ chức đã ký vào một bức thư ngỏ ủng hộ Phong trào 26/7. Các cơ quan đại diện cho luật sư, kiến trúc sư, nha sĩ, kế toán và các nhân viên xã hội cũng ký vào bức thư này.

Fulgencio Batista đã phản ứng bằng cách điều động thêm nhiều binh sĩ tới dãy núi Sierra Maestra. Hắn đã triển khai 10.000 người săn lùng Castro và đội quân hơn 300 người của ông.

Mặc dù bị áp đảo về quân số, song các du kích của Castro vẫn gây ra các thất bại liên tiếp cho quân chính phủ. Vào mùa hè năm 1958, trên 1.000 quân của Batista bị giết hoặc bị thương và nhiều binh sĩ khác bị bắt giữ.

Không giống quân của Batista, quân đội của Castro nổi tiếng về đối xử tốt với tù binh. Hành động này đã khuyến khích sự ra hàng của các binh sĩ Batista khi mọi việc trở nên tồi tệ trên chiến trường. Nhiều đơn vị quân đội cũng chạy về phía Castro.

Mỹ đã cung cấp cho chế độ Batista máy bay, tàu chiến và xe tăng song lợi thế sử dụng công nghệ mới nhất, chẳng hạn như bom napan đã không giúp họ giành được chiến thắng trước quân du kích.

Tháng 3/1958, chính phủ Mỹ, tan giấc mộng với Batista, đã gợi ý ông ta tổ chức các cuộc bầu cử. Batista nghe theo song người dân Cuba đã thể hiện sự bất mãn với chính phủ của ông ta bằng cách tẩy chay bỏ phiếu.
 

Chan dung vi lanh dao di vao huyen thoai cua Cuba - Fidel Castro
Castro lên nắm quyền sau thắng lợi của cuộc cách mạng Cuba lật đổ chế độ độc tài Fulgencio Batista.


Castro lúc đó tin tưởng ông có thể đánh bại Batista trong một trận chiến giáp lá cà. Rời dãy núi Sierra Maestra, quân đội của Castro bắt đầu tiến về các thành phố chính. Ông tiến vào Havana vào ngày 1/9/1959 và trở thành lãnh đạo mới của Cuba.

Bắt tay xây dựng nhà nước mới

Trong thời gian đầu cầm quyền, chính phủ của ông Castro đã thông qua nhiều luật mới. Castro có quan điểm mạnh về đạo đức. Ông cho rằng rượu cồn, ma túy, đánh bạc, đồng tính và mại dâm là những tội lỗi lớn. Ông coi sòng bạc và các câu lạc bộ đêm là nguồn gốc của sự cám dỗ và suy đồi và thông qua luật đóng cửa những cơ sở này.

Theo ước tính, trong 7 năm cầm quyền, chế độ Batista đã sát hại trên 20.000 người Cuba. Những người dính líu tới các vụ giết người này không nghĩ rằng họ sẽ mất quyền và giữ lại các tài liệu, kể cả những bức ảnh tra tấn và giết người. Castro đã mở các phiên tòa công khai để xét xử những kẻ có trách nhiệm và ước tính 600 người đã bị xử tử.
 

Chan dung vi lanh dao di vao huyen thoai cua Cuba - Fidel Castro
Fidel Castro phát biểu trước ban công với sự hiện diện của lá cờ Cuba ở Santa Clara năm 1959 khi cuộc Cách mạng Cuba thành công.


Một số luật mới của Castro cũng khiến Mỹ khó chịu. Nhiều đất đai được giao cho nông dân thuộc sở hữu trước đây của các công ty Mỹ. Chính phủ Mỹ phản ứng bằng cách tuyên bố sẽ không cung cấp công nghệ và kỹ thuật viên mà nền kinh tế Cuba cần. Khi biện pháp này không thể thay đổi được các chính sách của Castro, họ giảm đơn đặt hàng nhập mía đường của Cuba.

Castro từ chối khuất phục Mỹ và thông qua các chính sách còn quyết liệt hơn đối với Mỹ. Vào mùa hè năm 1960, Castro quốc hữu hóa tài sản của Mỹ trị giá 850 triệu USD. Ông cũng đàm phán một thỏa thuận để Liên Xô và các nước Đông Âu mua lượng đường mà Mỹ từ chối nhập khẩu. Liên Xô cũng đồng ý cung cấp vũ khí, kỹ thuật viên và máy móc mà Mỹ từ chối cung cấp cho Cuba.

Kế hoạch lật đổ, ám sát Castro của CIA

Tổng thống Mỹ Dwight Eisenhower lúc đó đang trong tình thế khó khăn. Ông càng nỗ lực trừng phạt Castro thì Castro càng thân Liên Xô. Lo sợ chính của Eisenhower là Cuba có thể trở thành một căn cứ quân sự của Liên Xô. Eisenhower tuyên bố ông sẽ không mua thêm đường từ Cuba.

Chan dung vi lanh dao di vao huyen thoai cua Cuba - Fidel Castro
Ông Castro đọc báo ở New York vào năm 1959. Khi được hỏi về một âm mưu ám sát được báo cáo, ông nói: "Tôi ngủ tốt và không lo lắng gì". Năm ngoái, ông Castro cho biết ông là mục tiêu bị săn lùng ám sát nhiều nhất thế giới. Còn theo cơ quan nghiên cứu an ninh nhà nước Cuba, có hơn 800 âm mưu ám sát ông không thành. Ảnh: Corbis


Tháng 3/1960, Eisenhower phê chuẩn một kế hoạch lật đổ Castro của CIA. Kế hoạch này có ngân sách 13 triệu USD để huấn luyện ’’một lực lượng bán quân sự’’ bên ngoài lãnh thổ Cuba để tiến hành các hoạt động chiến tranh du kích.

Tháng 9/1960, Richard Bissell và Allen W. Dulles, Giám đốc CIA lúc đó, đã khởi xướng các cuộc đàm phán với hai nhân vật hàng đầu của mafia Cuba là Johnny Roselli và Sam Giancana. Sau đó, các ông trùm tội phạm khác như Carlos Marcello, Santos Trafficante và Meyer Lansky cũng tham gia vào âm mưu chống Castro này.

Robert Maheu, một cựu điệp viên phản gián của CIA, được lệnh trả giá 150.000 USD cho nhóm mafia này để giết Fidel Castro. Lợi thế sử dụng mafia vào công việc này là nó cung cấp cho CIA một câu chuyện vỏ bọc đáng tin. Mafia tức giận với Castro vì đã đóng cửa các nhà thổ và sòng bạc sinh lợi của chúng ở Cuba.

Castro phàn nàn rằng CIA đã 20 lần mưu sát ông. Cuối cùng, Johnny Roselli và những người bạn của hắn ta tin rằng cuộc cách mạng Cuba không thể đảo ngược chỉ bằng cách ám hại lãnh đạo của cuộc cách mạng này. Tuy nhiên, chúng tiếp tục tiến hành âm mưu này của CIA để tránh bị truy tố về những tội ác mà chúng gây ra ở Mỹ.

Năm 1961, Eisenhower rời Nhà Trắng và vấn đề đối phó với Castro được chuyển cho tổng thống mới là  John F. Kennedy. Kennedy tiếp tục chính sách mưu sát Castro của Eisenhower bằng Chiến dịch Tự do và được đặt dưới sự kiểm soát của Robert Kennedy.

Cuộc xâm lược Cuba

Khi John F.Kennedy thay Eisenhower làm tổng thống Mỹ, ông được thông báo về kế hoạch của CIA xâm lược Cuba.

Vào ngày 14/4/1961, các máy bay B-26 bắt đầu ném bom các sân bay của Cuba tuy nhiên lại thất bại hoàn toàn.

Đến đầu tháng 9/1962, các máy bay do thám U-2 của Mỹ phát hiện Liên Xô đang xây dựng các địa điểm phóng tên lửa đất đối không (SAM) ở Cuba.

Khi Cuba đã có các căn cứ SAM, họ có khả năng bắn hạ các máy bay U-2. Kennedy rơi vào tình thế khó xử. Các cuộc bầu cử quốc hội sắp diễn ra ở Mỹ trong thời gian hai tháng tới. Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy tỷ lệ ủng hộ ông đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi ông lên nắm quyền.

Kennedy lo ngại rằng mọi bất ổn về Cuba sẽ khiến đảng Dân chủ mất nhiều phiếu hơn nên đã quyết định hạn chế các chuyến bay của U-2 trên bầu trời Cuba. Kennedy hy vọng quyết định này sẽ đảm bảo rằng máy bay U-2 sẽ không bị bắn hạ và sẽ ngăn Cuba trở thành một vấn đề lớn trong chiến dịch vận động tranh cử.

Khủng hoảng tên lửa Cuba

Vào ngày 27/9, một điệp viên CIA ở Cuba nghe lỏm được một phi công Cuba nói chuyện với một người khác trong quán bar rằng Cuba lúc đó có vũ khí hạt nhân.

Phản ứng đầu tiên của Kennedy trước thông tin về tên lửa ở Cuba là triệu tập một cuộc họp khẩn cấp và cảm tưởng chung của cuộc họp là cần phải tiến hành một cuộc không kích vào khu vực có tên lửa.

CIA và quân đội vẫn ủng hộ đánh bom hoặc mở một cuộc xâm lấn. Tuy vậy, phần đông ủy ban dần dần ủng hộ phong tỏa hàng hải đối với Cuba. Kennedy chấp nhận quyết định của họ và chỉ thị cho Theodore Sorensen, một thành viên của ban, đã viết một bài diễn văn, trong đó Kennedy sẽ giải thích cho thế giới là tại sao cần phải phong tỏa đường biển của Cuba.

Cùng với áp đặt bao vây hàng hải, Kennedy cũng yêu cầu không lực chuẩn bị cho các vụ tấn công nhằm vào Cuba và Liên bang Xô Viết.

Thế giới chờ đợi trong lo ngại. Một cuộc thăm dò dư luận ở Mỹ cho thấy, 3 trong số 5 người hy vọng chiến tranh sẽ nổ ra giữa hai bên. Đã có những cuộc biểu tình đầy giận dữ bên ngoài đại sứ quán Mỹ tại London khi có nhiều người phản đối chiến tranh hạt nhân có thể xảy ra. Biểu tình cũng diễn ra tại nhiều thành phố khác ở châu Âu. Tuy vậy, ở Mỹ, các cuộc thăm dò cho thấy phần đông ủng hộ hành động của Kennedy.
 

Chan dung vi lanh dao di vao huyen thoai cua Cuba - Fidel Castro
Một trong những thử thách lớn nhất của Fidel Castro xảy ra vào năm 1962 là cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba khi Tổng thống Mỹ John Kennedy cảnh báo ông phải dỡ bỏ các tên lửa của Liên Xô khỏi Cuba. Cả thế giới đã nín thở trong 13 ngày tưởng chừng như đang đứng bên bờ vực hủy diệt của vũ khí hạt nhân nếu Mỹ hoặc Liên Xô "động thủ". Cuối cùng căng thẳng được tháo ngòi khi Chủ tịch Liên Xô Nikita Khrushchev và Chủ tịch Cuba Castro đồng ý tháo các quả hỏa tiễn đặt ngay sát nách nước Mỹ. Ảnh: AP


Ngày 26/10, Khruschev gửi cho Kennedy một lá thư. Trong đó ông nói rằng Liên bang Xô viết sẽ sẵn sàng tháo dỡ tên lửa tại Cuba để đổi lại lời cam kết của Mỹ rằng nước này sẽ không chiếm Cuba. Ngày sau đó, lá thư thứ 2 của ông Khrushchev được gửi tới Mỹ yêu cầu nước này từ bỏ căn cứ hạt nhân ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong khi tổng thống và các cố vấn đang phân tích hai bức thư của Khrushchev, có tin tức cho rằng một máy bay U-2 đã bị bắn hạ trên bầu trời Cuba. Lãnh đạo quân đội cho rằng Kennedy nên ra lệnh ném bom Cuba như ông đã hứa. Kennedy từ chối và gửi một bức thư cho Khrushchev chấp nhận những điều khoản trong lá thứ thứ nhất.

Khrushchev đã nhất trí và ra lệnh tháo dỡ các tên lửa tầm xa ở Cuba. Tám ngày sau đó, cuộc bầu cử quốc hội Mỹ diễn ra. Phe dân chủ gia tăng được đa số của họ và ước tính rằng Kennedy lúc đó có thêm ít nhất 12 người ủng hộ trong Quốc hội về những chính sách của ông.

Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba là cuộc đối đầu hạt nhân đầu tiên và duy nhất giữa Mỹ và Liên Xô. Sự kiện này dường như khiến cả hai bên hốt hoảng và đánh dấu sự thay đổi trong diễn biến của cuộc Chiến tranh lạnh.

Năm 1984, Fidel Castro đã trả lời câu hỏi của nhà báo Mỹ Tad Szulc tại sao ông sẵn sàng cho phép đặt tên lửa Liên Xô ở Cuba. Ông nói rằng cần làm cho Mỹ thấy rõ một cuộc xâm lược Cuba sẽ gây ra chiến tranh với Liên Xô. Chính lúc đó họ đề xuất các tên lửa này. Chúng tôi thà chịu nguy cơ căng thẳng, khủng hoảng lớn hơn là nguy cơ bất lực ngồi chờ Mỹ xâm lược Cuba.
 

Chan dung vi lanh dao di vao huyen thoai cua Cuba - Fidel Castro
Truyền thông Cuba ngày 26/11/2016 cho hay, nhà lãnh đạo huyền thoại của Cuba Castro qua đời vào lúc 22h29 ngày 25/11 (giờ địa phương), hưởng thọ 90 tuổi. Ông đã dành cả cuộc đời cống hiến vì lý tưởng tự do và giải phóng dân tộc. Chủ tịch Castro từng khẳng định lý tưởng của ông, đầu tiên và trước nhất, là vì người Cuba.


Ngày 19/2/2008, Chủ tịch Fidel Castro đã tuyên bố sẽ không tiếp tục cương vị lãnh đạo đất nước. Tuy vậy, vị lãnh tụ này được người dân Cuba thực sự yêu mến. Họ coi ông là David, người không khuất phục trước gã khổng lồ Mỹ.

Ông Fidel Castro qua đời ngày 25/11, lúc 22h29'. Ở độ tuổi 90 với những vấn đề sức khỏe không ổn thời gian qua, sự ra đi của ông Fidel Castro rõ ràng là điều đã được lường trước, nhưng chắc chắn nó vẫn sẽ là cú sốc với nhân dân Cuba.

Minh Minh  

----------

Fidel Castro: Chân dung một tượng đài của cách mạng Cuba     
 

 

Fidel Castro sinh năm 1926 trong một gia đình giàu có làm nghề trồng mía. Ngay từ khi còn là một thanh niên rất trẻ, ông đã bước vào hoạt động cách mạng. Trong ảnh, cậu thanh niên Castro chụp hình với bạn tại trường Nuestra Senora de Dolores ở Santiago, Cuba, năm 1940. Ảnh: AFP


Fidel Castro sinh năm 1926 trong một gia đình giàu có làm nghề trồng mía. Ngay từ khi còn là một thanh niên rất trẻ, ông đã bước vào hoạt động cách mạng. Trong ảnh, cậu thanh niên Castro chụp hình với bạn tại trường Nuestra Senora de Dolores ở Santiago, Cuba, năm 1940. Ảnh: AFP

Sau hai năm bị giam cầm trong nước do tổ chức một cuộc đảo chính bất thành, tháng 5/1955 ông được trả tự do và phải sống lưu vong tại Mexico. Ông và các đồng chí cách mạng rời Mexico tới miền Đông Cuba tháng 12/1956. Trong ảnh, ông Castro đeo kính đứng bên phải người phụ nữ duy nhất mặc áo trắng. Ảnh: AP


Ông Castro lên nắm quyền sau thắng lợi của cuộc cách mạng Cuba lật đổ chế độ độc tài Fulgencio Batista. Ảnh: REX

Ông Castro lên nắm quyền sau thắng lợi của cuộc cách mạng Cuba lật đổ chế độ độc tài Fulgencio Batista. Ảnh: REX


Nhà lãnh đạo Fidel Castro phát biểu trước ban công với sự hiện diện của lá cờ Cuba ở Santa Clara năm 1959 khi cuộc Cách mạng Cuba thành công. Ảnh: Getty

Nhà lãnh đạo Fidel Castro phát biểu trước ban công với sự hiện diện của lá cờ Cuba ở Santa Clara năm 1959 khi cuộc Cách mạng Cuba thành công. Ảnh: Getty


Ông Castro (phải) và người bạn chiến đấu thân thiết nhất của mình Che Guevara trong những năm 1960. Ảnh: AFP.

Ông Castro (phải) và người bạn chiến đấu thân thiết nhất của mình Che Guevara trong những năm 1960. Ảnh: AFP.


Castro nhảy từ một chiếc xe tăng xuống đất hồi tháng 4/1961 khi ông đến Girón gần Vịnh Con Lợn. Sự kiện Vịnh Con Lợn là một trong những chương đáng nhớ nhất trong cuộc đấu tranh giữa Washington và Havana. Đó là cuộc đổ bộ của người Cuba lưu vong được CIA hậu thuẫn nhằm lật đổ chính quyền Fidel Castro. Tuy nhiên cuộc lật đổ đã bị lực lượng vũ trang Cuba chặn đứng trong vòng 3 ngày. Ảnh: AP

Castro nhảy từ một chiếc xe tăng xuống đất hồi tháng 4/1961 khi ông đến Girón gần Vịnh Con Lợn. Sự kiện Vịnh Con Lợn là một trong những chương đáng nhớ nhất trong cuộc đấu tranh giữa Washington và Havana. Đó là cuộc đổ bộ của người Cuba lưu vong được CIA hậu thuẫn nhằm lật đổ chính quyền Fidel Castro. Tuy nhiên cuộc lật đổ đã bị lực lượng vũ trang Cuba chặn đứng trong vòng 3 ngày. Ảnh: AP

Một trong những thử thách lớn nhất của Fidel Castro xảy ra vào năm 1962 là cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba khi Tổng thống Mỹ John Kennedy cảnh báo ông phải dỡ bỏ các tên lửa của Liên Xô khỏi Cuba. Cả thế giới đã nín thở trong 13 ngày tưởng chừng như đang đứng bên bờ vực hủy diệt của vũ khí hạt nhân nếu Mỹ hoặc Liên Xô "động thủ". Cuối cùng căng thẳng được tháo ngòi khi Chủ tịch Liên Xô Nikita Khrushchev và Chủ tịch Cuba Castro đồng ý tháo các quả hỏa tiễn đặt ngay sát nách nước Mỹ. Ảnh: AP


Chủ tịch Cuba nắm tay lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev trong chuyến thăm chính thức dài 4 tuần tới Moscow năm 1963. Ảnh: AFP

Chủ tịch Cuba nắm tay lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev trong chuyến thăm chính thức dài 4 tuần tới Moscow năm 1963. Ảnh: AFP


Ông Castro nổi tiếng với lịch làm việc bận rộn, khi thường chỉ ngủ 3 hay 4 giờ mỗi ngày. Ông có một trí nhớ 'phi thường'. Cựu lãnh đạo Cuba có thể diễn thuyết về một chủ đề trong suốt nhiều giờ trước đám đông mà không cần tài liệu kèm theo. Ảnh: AFP

Ông Castro nổi tiếng với lịch làm việc bận rộn, khi thường chỉ ngủ 3 hay 4 giờ mỗi ngày. Ông có một trí nhớ "phi thường". Cựu lãnh đạo Cuba có thể diễn thuyết về một chủ đề trong suốt nhiều giờ trước đám đông mà không cần tài liệu kèm theo. Ảnh: AFP


Fidel Castro có tình cảm đặc biệt với Việt Nam. Trong hình, ông Castro phất cao lá cờ Bách chiến, bách thắng lấp lánh Huân chương của Đoàn Khe Sanh, Quân Giải phóng Trị Thiên – Huế. Ảnh: TTXVN
 
Fidel Castro có tình cảm đặc biệt với Việt Nam. Trong hình, ông Castro phất cao lá cờ Bách chiến, bách thắng lấp lánh Huân chương của Đoàn Khe Sanh, Quân Giải phóng Trị Thiên – Huế. Ảnh: TTXVN

Ngày 18/2/2008, sau gần 50 năm điều hành đất nước, ông từ chức Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Tổng tư lệnh quân đội nhân dân Cuba. Em trai ông là Raul Castro sau đó kế nhiệm chức chủ tịch Cuba từ đó cho tới nay. Ảnh: Reuters

Ngày 18/2/2008, sau gần 50 năm điều hành đất nước, ông từ chức Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Tổng tư lệnh quân đội nhân dân Cuba. Em trai ông là Raul Castro sau đó kế nhiệm chức chủ tịch Cuba từ đó cho tới nay. Ảnh: Reuters


Truyền thông Cuba ngày 26/11/2016 cho hay, nhà lãnh đạo huyền thoại của Cuba Castro qua đời vào lúc 22h29 ngày 25/11 (giờ địa phương), hưởng thọ 90 tuổi. Ông đã dành cả cuộc đời cống hiến vì lý tưởng tự do và giải phóng dân tộc. Chủ tịch Castro từng khẳng định lý tưởng của ông, đầu tiên và trước nhất, là vì người Cuba. Học giả Louis A. Perez Jr. nhận định: “Fidel là một nhân vật lịch sử mà tầm ảnh hưởng của ông vượt xa quy mô đất nước do ông lãnh đạo”. Ảnh: Getty

Truyền thông Cuba ngày 26/11/2016 cho hay, nhà lãnh đạo huyền thoại của Cuba Castro qua đời vào lúc 22h29 ngày 25/11 (giờ địa phương), hưởng thọ 90 tuổi. Ông đã dành cả cuộc đời cống hiến vì lý tưởng tự do và giải phóng dân tộc. Chủ tịch Castro từng khẳng định lý tưởng của ông, đầu tiên và trước nhất, là vì người Cuba. Học giả Louis A. Perez Jr. nhận định: “Fidel là một nhân vật lịch sử mà tầm ảnh hưởng của ông vượt xa quy mô đất nước do ông lãnh đạo”. Ảnh: Getty

----------

Dân trí: Chân dung lãnh tụ kiệt xuất Fidel Castro qua ảnh

Lãnh tụ Cuba Fidel Castro đã trút hơi thở cuối cùng tối 25/11, để lại trong lòng người dân Cuba và toàn thể những người yêu chuộng hòa bình trên thế giới niềm tiếc thương vô hạn..

Ông Fidel Castro sinh ngày 13/8/1926 trong một gia đình làm nghề trồng mía. Ngay từ nhỏ, Fidel đã tỏ rõ sự thông minh và sống có lý tưởng. Fidel tham gia hoạt động cách mạng từ khi còn rất trẻ. Trong ảnh: Fidel Castro (hàng đầu, ngoài cùng bên phải) chụp ảnh cùng các bạn tại trường Nuestra Senora de Dolores ở Santiago, Cuba năm 1940 (Ảnh: AFP)


'''''
Fidel Castro chụp ảnh cùng vợ Mirta và con trai Fidelito vào đầu những năm 1950. (Ảnh: REX)
'''''

Fidel Castro chụp ảnh cùng vợ Mirta và con trai Fidelito vào đầu những năm 1950. (Ảnh: REX)


'''''
Fidel Castro bị cảnh sát và giới chức quân đội thẩm vấn tại nhà tù Vivac ở Santiago de Cuba, sau khi ông cùng 140 người khác tấn công vào 1 doanh trại ở Santiago vào ngày 26/7/1953 nhưng thất bại. Đây được coi là sự kiện vũ trang khởi đầu cho cuộc Cách mạng Cuba 6 năm sau đó. (Ảnh: AFP)
'''''

Fidel Castro bị cảnh sát và giới chức quân đội thẩm vấn tại nhà tù Vivac ở Santiago de Cuba, sau khi ông cùng 140 người khác tấn công vào 1 doanh trại ở Santiago vào ngày 26/7/1953 nhưng thất bại. Đây được coi là sự kiện vũ trang khởi đầu cho cuộc Cách mạng Cuba 6 năm sau đó. (Ảnh: AFP)


'''''
Fidel Castro đã ghi danh Cuba vào lịch sử nhân loại với cuộc cách mạng lật đổ chế độ độc tài Fulgencio Batista vào năm 1959. Ông không chỉ nắm vai trò là nhà chỉ huy mà còn là chiến sĩ quả cảm nơi tuyến đầu (Ảnh: REX)
'''''

Fidel Castro đã ghi danh Cuba vào lịch sử nhân loại với cuộc cách mạng lật đổ chế độ độc tài Fulgencio Batista vào năm 1959. Ông không chỉ nắm vai trò là nhà chỉ huy mà còn là chiến sĩ quả cảm nơi tuyến đầu (Ảnh: REX)


Ông Fidel Castro diễn thuyết từ một ban công dựng tạm có treo cờ Cuba ở Santa Clara vào năm 1959. (Ảnh: Getty)
Ông Fidel Castro diễn thuyết từ một ban công dựng tạm có treo cờ Cuba ở Santa Clara vào năm 1959. (Ảnh: Getty)

'''''
Fidel Castro cầm trên tay tờ báo ở New York, Mỹ vào năm 1959 viết về âm mưu ám sát nhà cách mạng Cuba lỗi lạc này. Khi được hỏi về âm mưu ám sát nhằm vào mình, ông lạc quan trả lời: “Ở Cuba, họ có xe tăng, máy bay mà cuối cùng họ vẫn phải bỏ chạy. Vậy thì ở đây họ định làm gì? Tôi vẫn ngủ ngon và không thấy lo lắng chút nào cả” (Ảnh: Corbis)
'''''

Fidel Castro cầm trên tay tờ báo ở New York, Mỹ vào năm 1959 viết về âm mưu ám sát nhà cách mạng Cuba lỗi lạc này. Khi được hỏi về âm mưu ám sát nhằm vào mình, ông lạc quan trả lời: “Ở Cuba, họ có xe tăng, máy bay mà cuối cùng họ vẫn phải bỏ chạy. Vậy thì ở đây họ định làm gì? Tôi vẫn ngủ ngon và không thấy lo lắng chút nào cả” (Ảnh: Corbis)


'''''
Fidel Castro nhảy xuống từ một xe tăng vào tháng 4/1961 khi ông đến Girón gần Vịnh Con lợn. Vào năm đó, ông đã chỉ huy quân đội chống lại nhóm vũ trang Cuba lưu vong phản cách mạng vốn được sự hậu thuẫn của Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA), hòng lật đổ chính phủ do Fidel lãnh đạo. Âm mưu này sau đó đã bị dập tắt (Ảnh: AP)
'''''

Fidel Castro nhảy xuống từ một xe tăng vào tháng 4/1961 khi ông đến Girón gần Vịnh Con lợn. Vào năm đó, ông đã chỉ huy quân đội chống lại nhóm vũ trang Cuba lưu vong phản cách mạng vốn được sự hậu thuẫn của Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA), hòng lật đổ chính phủ do Fidel lãnh đạo. Âm mưu này sau đó đã bị dập tắt (Ảnh: AP)


'''''
Trong suốt thời gian dài lãnh đạo đất nước, ông Fidel Castro đã vượt qua nhiều âm mưu ám sát do CIA cùng các thế lực thù địch tiến hành. Trong ảnh: Fidel Castro xuất hiện tại khách sạn Statler trong chuyến thăm tới New York, Mỹ (Ảnh: Getty)
'''''

Trong suốt thời gian dài lãnh đạo đất nước, ông Fidel Castro đã vượt qua nhiều âm mưu ám sát do CIA cùng các thế lực thù địch tiến hành. Trong ảnh: Fidel Castro xuất hiện tại khách sạn Statler trong chuyến thăm tới New York, Mỹ (Ảnh: Getty)


'''''
Fidel Castro cùng với các đồng chí của mình đã phải vượt qua nhiều khó khăn để xây dựng thành công một đất nước xã hội chủ nghĩa ở châu Mỹ. Trong ảnh: Chủ tịch Cuba Fidel Castro tự tay cầm dao chặt mía trên cánh đồng vào năm 1970 (Ảnh: Getty)
'''''

Fidel Castro cùng với các đồng chí của mình đã phải vượt qua nhiều khó khăn để xây dựng thành công một đất nước xã hội chủ nghĩa ở châu Mỹ. Trong ảnh: Chủ tịch Cuba Fidel Castro tự tay cầm dao chặt mía trên cánh đồng vào năm 1970 (Ảnh: Getty)


'''''
Lãnh tụ Fidel Castro trong chuyến thăm tới Việt Nam vào năm 1973. Hình ảnh Chủ tịch Cuba đã ghi dấu ấn trong lòng nhiều thế hệ người dân Việt Nam (Ảnh: AFP)
'''''

Lãnh tụ Fidel Castro trong chuyến thăm tới Việt Nam vào năm 1973. Hình ảnh Chủ tịch Cuba đã ghi dấu ấn trong lòng nhiều thế hệ người dân Việt Nam (Ảnh: AFP)


'''''
Ông Fidel Castro chụp ảnh cùng Nelson Mandela vào năm 1991 ở Matanzas (Ảnh: Getty)
'''''

Ông Fidel Castro chụp ảnh cùng Nelson Mandela vào năm 1991 ở Matanzas (Ảnh: Getty)


Lãnh tụ kiệt xuất của Cuba cũng là người rất đam mê thể thao. Trong ảnh: Ông Fidel xem cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter ném bóng chày trước khi bắt đầu trận thi đấu bóng chày giao hữu vào năm 2002 ở Havana, Cuba (Ảnh: Getty)
Lãnh tụ kiệt xuất của Cuba cũng là người rất đam mê thể thao. Trong ảnh: Ông Fidel xem cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter ném bóng chày trước khi bắt đầu trận thi đấu bóng chày giao hữu vào năm 2002 ở Havana, Cuba (Ảnh: Getty)


Đạt   Thành

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Cảm nhận mới nhất
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây