Trong phiên khai mạc VBS, ông Rösler cho rằng: “Tính đến nay, tài sản lớn nhất của Việt Nam không phải dầu khí, cơ sở hạ tầng hay công nghệ mà chính là giới trẻ”. Tuy nhiên, tài sản này cần sự phối hợp hiệu quả giữa lĩnh vực công tư để có thể khai thác hiệu quả nhất.
Theo ông Rösler, nghiên cứu cho thấy Việt Nam đã thăng hạng nhiều trong báo cáo của các tổ chức kinh tế toàn cầu. Năng lực cạnh tranh, năng suất lao động của Việt Nam cũng được nhìn nhận tốt hơn. Đó là nhờ vai trò của lĩnh vực công.
Để đảm bảo an sinh xã hội, tạo điều kiện cho doanh nghiệp làm ăn, trách nhiệm của khu vực công là tạo ra khung pháp lý thuận lợi. Sau đó, chính lãnh đạo của doanh nghiệp phải tận dụng được những điều đó để thuê công nhân làm việc và tăng lợi nhuận. Ở Việt Nam, trong suốt những năm qua có sự hợp tác tuyệt vời giữa khu vực công – tư. Đây là cách đúng đắn để nâng cao sự tăng trưởng.
Nhằm nhấn mạnh hơn về việc khai thác lợi thế giới trẻ, ông Rösler chia sẻ: “Tôi từng phụ trách mảng đào tạo nghề ở Đức. Đây là hình mẫu thể hiện hợp tác công tư mạnh mẽ như thế nào. Mọi miêu tả về công việc ở đều được chính phủ điều chỉnh thông qua luật trong khi phần mô tả chi tiết công việc là của doanh nghiệp. Phối hợp công tư, thảo luận để xác định nhu cầu và công việc trước khi đặt vào khung pháp lý để điều chỉnh, cả công và tư”.
Nói rõ hơn về mô hình ưu việc này, ông Rösler cho biết mỗi tuần, công nhân đến công ty làm việc 3 ngày nhưng được nhận lương cho 5 ngày. Những ngày còn lại, họ tham gia các khóa đào tạo nghề. Đằng sau chương trình đào tạo nghề này chính là thành công giữa hợp tác công và tư.
“Nâng cao năng lực của thanh niên là cách tốt nhất để nâng cao năng lực cạnh tranh. Vì vậy, khu vực công cần phối hợp với khu vực tư để làm được điều đó. Giới trẻ cũng là tài sản Việt Nam đáng tự hào và có thể là chìa khóa để thu hút đầu tư nước ngoài”, ông Rösler nói.
Philipp Rösler sinh năm 1973 tại Việt Nam trước khi được một cặp vợ chồng người Đức nhận nuôi. Năm 2006 ông lần đầu quay trở lại thăm Việt Nam và trở lại vào năm 2012 tới Việt Nam với vai trò Bộ trưởng Kinh tế Đức nhằm thúc đẩy hợp tác phát triển kinh tế giữa hai nước. Năm 2014 ông quay trở lại Việt Nam trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa WEF và Việt Nam.
Tháng 5/2011, Rösler chính thức được bầu làm Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do và trở thành Phó thủ tướng Đức. Tuy nhiên, tháng 9/2013, ông từ chức khỏi cương vị này cùng tuyên bố sẽ từ bỏ mọi hoạt động chính trị. Tháng 12/2013, báo chí Đức đưa tin ông không còn là Bộ trưởng Kinh tế của nước này. Ông cũng chuyển tới sống ở Genf, Thụy Sĩ để tập trung vào vai trò mới trong Diễn đàn Kinh tế Thế giới.
Nguồn tin: CafeBiz
Ý kiến bạn đọc
Ngày 25/5, Đại sứ quán Việt Nam tại Đức...
Ngày 24.10 đã diễn ra cuộc hội thảo chuyên đề về sức khỏe tinh thần của người...
Ngày 14.10.2018 gần 100 vận dộng viên bộ môn quần vợt tại CHLB Đức và Châu Âu đã...
Chiều 11.08.2018 hơn 300 anh chị em, bạn bè, thân hữu từ khắp nơi trên nước Đức...
Cơ bản thông tin cho người đọc hiểu về nội dung
Còn lỗi sai sót quá trình dịch là chuyện...
Chẳng lẽ ông BT họ Mai không có chuyên viên VP và chẳng le các NXB ỏe VN xuất bản sách không có BTV...
rat thich cac chi lam vuon o Duc. em muon tim hieu them
Tháng 8/ 75 mới bàn giao từ UB quân quản cho THVN.Bạn đó có thể vào sau đó, nói là sau 30/4 là không...
Xin chia buồn với gia đình BS. Nguyễn Minh Sơn. Cầu mong anh sớm siêu sịnh tịnh độ cõi niết bàn❤️
Cam on NguoiViet da GsVs da cho.chung toi biet su that
gs Hoàng Xuân Phú- Ông là một nhà khoa học tâm huyết, Một người yêu nước thương dân đích...
Sẽ có một ngày sự thật sẽ bày phơi
Vết nhơ ấy sẽ tạc vào lịch sử
Và nhân dân sẽ được...
Cám ơn NguoiViet.de đã phỏng vấn.
Cám ơn ý kiên trung thực của bà Trịnh Thị Mùi, Chủ tịch HĐQT...
Cảm ơn Thiên Nga.