Cho đến khi ông Trump trở lại Twitter cuối tuần trước để cáo buộc Trung Quốc phá giá đồng tiền và xây dựng một "tổ hợp quân sự khổng lồ" ở Biển Đông, rõ ràng ông Trump đang đang đi một nước cờ cứng rắn đầu tiên trong mối quan hệ với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Nhận định này như được nhấn mạnh vào hôm qua 11/12, khi ông Trump đặt câu hỏi ngược lại với báo giới Mỹ là “liệu Mỹ có nên duy trì chính sách một Trung Quốc hay không, nếu chính quyền Bắc Kinh không có những nhượng bộ về thương mại cũng như một số vấn đề khác".
"Ông Trump muốn thương lượng một thỏa thuận mới với Trung Quốc. Ông muốn đánh động Trung Quốc," Michael Pillsbury, một học giả và chuyên gia về Trung Quốc, người gọi ông Trump là "thiên tài chiến lược", nhận định.
"Ông Trump đang thể hiện thái độ kiên quyết và nhắc nhở Trung Quốc rằng: bây giờ, Bắc Kinh và Washington cần có cuộc nói chuyện", Pillsbury nói với CNN.
Lập trường của ông Trump được phản ánh trong bài báo gần đây về chính sách đối ngoại, do hai cố vấn là Peter Navarro và Alexander Gray viết, và đã được nhiều người coi là kế hoạch chi tiết cho chiến lược Trung Quốc sắp tới của ông.
Hai tác giả trên cho rằng chính sách “xoay trục châu Á”, được Tổng thống Barack Obama xây dựng để đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc, chỉ là “lời dọa to nhưng mang theo một cây gậy nhỏ".
Theo họ, ông Trump sẽ áp dụng chính sách "hòa bình thông qua sức mạnh", tăng cường đáng kể hoạt động của Hải quân Mỹ để đáp lại mạnh mẽ hơn những yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, cũng như khẳng định rằng lợi ích của Mỹ ở khu vực này là tối quan trọng.
Theo Patrick Cronin, giám đốc cấp cao của Trung tâm An ninh Mới của Mỹ, ông Trump có ý định chứng tỏ cho Trung Quốc thấy rằng đáp lại sức mạnh đang lên của nước này không phải là một nước Mỹ đang thu mình.
"Động thái này báo hiệu sớm rằng ông ấy có khả năng thay đổi đường lối trong mối quan hệ Mỹ-Trung, chứ không chỉ trong chính sách đối nội”, Cronin, người ủng hộ ứng cử viên đảng Dân chủ Hillary Clinton, cho biết.
Thấy gì qua phản ứng của Trung Quốc?
Một số nhà bình luận từng cho rằng Trung Quốc coi chiến thắng của Donald Trump là cơ hội để hai nước thúc đẩy quan hệ. Kế hoạch của ông Trump nhằm hủy bỏ Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được xem là tiếp thêm hy vọng cho Bắc Kinh thiết lập trật tự kinh tế của mình trong khu vực.
Cảnh báo mà ông Trump đưa ra trong chiến dịch tranh cử, rằng Nhật Bản và Hàn Quốc phải đóng góp hơn nữa cho chiếc ô bảo vệ an ninh của Mỹ, cũng đã được diễn giải như báo trước một cuộc rút lui của Mỹ khỏi khu vực.
Nhưng giờ thì Trung Quốc có lẽ phải xem lại.
Phản ứng đầu tiên của Bắc Kinh với cuộc điện đàm của ông Trump cho bà Thái Anh Văn rất tế nhị. Bắc Kinh đã nhắc lại chính sách “Một Trung Quốc”, nhưng cũng khiến ông Trump và đội ngũ của ông có cảm giác không bị buộc tội khi đổ lỗi cho Đài Loan tiến hành cuộc gọi trước.
Chiến lược như vậy cho thấy có thể Bắc Kinh hy vọng rằng ban đầu tổng thống mới của Mỹ sẽ có mối quan hệ gây hấn với Trung Quốc, nhưng sau đó, logic của mối quan hệ mở rộng hơn sẽ giúp giảm bớt căng thẳng.
CNN dẫn lời cựu Thủ tướng Australia Kevin Rudd, người theo dõi tình hình Trung Quốc lâu nay, nói rằng Bắc Kinh có thể đã quyết định không rơi vào "bẫy" của Trump. "Phản ứng của Trung Quốc vẫn trong giai đoạn thử nghiệm. Có lẽ Tổng thống Trump đang lấn tới và thăm dò Trung Quốc. Có lẽ ông Trump đang tìm một số cơ hội đàm phán, nhưng Trung Quốc sẽ không cắn câu”, Rudd nói.
Tuy nhiên, Bắc Kinh cũng gửi những dấu hiệu rõ ràng thông qua tờ Thời báo Hoàn cầu, phụ trang của Nhân dân nhật báo - cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Tờ Thời báo Hoàn cầu gọi ông Trump là “người không hiểu biết về ngoại giao” sau khi ông khi phát biểu về chính sách “Một Trung Quốc” hôm 11/12. Tờ báo cũng cảnh báo rằng nếu Mỹ tiếp tục công khai ủng hộ Đài Loan độc lập và xúc tiến bán vũ khí cho Đài Loan thì Trung Quốc có khả năng hỗ trợ “các lực lượng thù địch với Mỹ”.
Tờ báo viết: “Cho dù lý do đằng sau những nhận xét thái quá của Trump là gì, thì dường như trong thời gian đầu của ông trong Nhà Trắng, quan hệ Trung-Mỹ sẽ chứng kiến nhiều khó khăn hơn bất kỳ người tiền nhiệm nào khác. Trung Quốc phải chuẩn bị đầy đủ, cả về tinh thần và thể chất, cho kịch bản này."
Tuệ An
Tổng hợp
Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí
Ý kiến bạn đọc
Ngày 25/5, Đại sứ quán Việt Nam tại Đức...
Ngày 24.10 đã diễn ra cuộc hội thảo chuyên đề về sức khỏe tinh thần của người...
Ngày 14.10.2018 gần 100 vận dộng viên bộ môn quần vợt tại CHLB Đức và Châu Âu đã...
Chiều 11.08.2018 hơn 300 anh chị em, bạn bè, thân hữu từ khắp nơi trên nước Đức...
Cơ bản thông tin cho người đọc hiểu về nội dung
Còn lỗi sai sót quá trình dịch là chuyện...
Chẳng lẽ ông BT họ Mai không có chuyên viên VP và chẳng le các NXB ỏe VN xuất bản sách không có BTV...
rat thich cac chi lam vuon o Duc. em muon tim hieu them
Tháng 8/ 75 mới bàn giao từ UB quân quản cho THVN.Bạn đó có thể vào sau đó, nói là sau 30/4 là không...
Xin chia buồn với gia đình BS. Nguyễn Minh Sơn. Cầu mong anh sớm siêu sịnh tịnh độ cõi niết bàn❤️
Cam on NguoiViet da GsVs da cho.chung toi biet su that
gs Hoàng Xuân Phú- Ông là một nhà khoa học tâm huyết, Một người yêu nước thương dân đích...
Sẽ có một ngày sự thật sẽ bày phơi
Vết nhơ ấy sẽ tạc vào lịch sử
Và nhân dân sẽ được...
Cám ơn NguoiViet.de đã phỏng vấn.
Cám ơn ý kiên trung thực của bà Trịnh Thị Mùi, Chủ tịch HĐQT...
Cảm ơn Thiên Nga.