Politico dẫn tuyên bố của ông Bob Ferguson, Tổng chưởng lý bang Washington cho biết, bang này sẽ đề nghị thẩm phán liên bang James Robart ở tòa án ở Seattle mở rộng quyết định đình chỉ sắc lệnh hạn chế nhập cư đầu tiên để nó vẫn có hiệu lực với sắc lệnh nhập cư mới.
“Chúng tôi khẳng định rằng, tổng thống không thể đơn phương tuyên bố không tuân thủ phán quyết chặn sắc lệnh của tòa án. Sắc lệnh hành pháp mới đã thu hẹp phạm vi ảnh hưởng nhưng nó vẫn gây hại. Đó là một lệnh cấm người Hồi giáo”, ông Ferguson nói tại cuộc họp báo hôm 9/3.
Ngoài Washington, bang New York và bang Massachusetts cũng cho rằng sắc lệnh mới dù đã sửa đổi vẫn là một lệnh cấm với người Hồi giáo và tuyên bố sẽ cùng theo đuổi vụ kiện với bang Washington.
![]() |
Yoonrg chưởng lý bang Washington Bob Ferguson. (Ảnh: Getty) |
“Sắc lệnh mới của Tổng thống Trump thực chất vẫn là sắc lệnh cấm người Hồi giáo”, Tổng chưởng lý New York Eric Schneiderman nói.
“Sắc lệnh mới vẫn là một sự phân biệt chủng tộc. Chúng tôi sẽ tập hợp các cơ sở pháp lý và các bang dưới sự dẫn dắt của Washington để tiếp tục kiện sắc lệnh nhập cư bất hợp pháp của chính quyền”, Tổng chưởng lý Massachusetts Maura Healey khẳng định.
Trước các bang trên, ngày 8/3, Hawaii đã trở thành tiểu bang đầu tiên ở Mỹ đề nghị tòa án nước này can thiệp khẩn cấp nhằm đình chỉ sắc lệnh cấm nhập cảnh tạm thời mới mà Tổng thống Donald Trump ký hôm 6/3.
Theo bang Hawaii, sắc lệnh cấm nhập cư sẽ khiến các trường đại học của bang này gặp khó khăn trong việc tuyển sinh viên và giảng viên nước ngoài. Bên cạnh đó, sắc lệnh cũng tác động tiêu cực tới kinh tế của bang do sự suy giảm của ngành du lịch.
Được biết, một phiên điều trần dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 15/3, một ngày trước khi sắc lệnh mới bắt đầu có hiệu lực. Tuy nhiên chính quyền của Tổng thống Trump rất tự tin về khả năng giành chiến thắng bởi sắc lệnh mới có nhiều đối tượng ngoại lệ hơn và phạm vi tác động ít hơn.
Ngày 6/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký ban hành sắc lệnh hành pháp sửa đổi, quy định cấm nhập cảnh tạm thời trong 90 ngày với công dân đến từ 6 quốc gia có phần lớn người dân theo đạo Hồi (bao gồm Iran, Libya, Syria, Somalia, Sudan và Yemen), và cấm trong 120 ngày với tất cả những người tị nạn.
Theo kế hoạch sắc lệnh mới sẽ có hiệu lực bắt đầu từ ngày 16/3.
Thu Giang
Nguồn tin: Báo Pháp Luật Việt Nam
Ý kiến bạn đọc
Ngày 25/5, Đại sứ quán Việt Nam tại Đức...
Ngày 24.10 đã diễn ra cuộc hội thảo chuyên đề về sức khỏe tinh thần của người...
Ngày 14.10.2018 gần 100 vận dộng viên bộ môn quần vợt tại CHLB Đức và Châu Âu đã...
Chiều 11.08.2018 hơn 300 anh chị em, bạn bè, thân hữu từ khắp nơi trên nước Đức...
Cơ bản thông tin cho người đọc hiểu về nội dung
Còn lỗi sai sót quá trình dịch là chuyện...
Chẳng lẽ ông BT họ Mai không có chuyên viên VP và chẳng le các NXB ỏe VN xuất bản sách không có BTV...
rat thich cac chi lam vuon o Duc. em muon tim hieu them
Tháng 8/ 75 mới bàn giao từ UB quân quản cho THVN.Bạn đó có thể vào sau đó, nói là sau 30/4 là không...
Xin chia buồn với gia đình BS. Nguyễn Minh Sơn. Cầu mong anh sớm siêu sịnh tịnh độ cõi niết bàn❤️
Cam on NguoiViet da GsVs da cho.chung toi biet su that
gs Hoàng Xuân Phú- Ông là một nhà khoa học tâm huyết, Một người yêu nước thương dân đích...
Sẽ có một ngày sự thật sẽ bày phơi
Vết nhơ ấy sẽ tạc vào lịch sử
Và nhân dân sẽ được...
Cám ơn NguoiViet.de đã phỏng vấn.
Cám ơn ý kiên trung thực của bà Trịnh Thị Mùi, Chủ tịch HĐQT...
Cảm ơn Thiên Nga.