PV: Chào ông Dietmar Thom! Ông vui lòng giới thiệu đôi nét về mình và vì sao ông tập luyện vovinam?
Võ sư Dietmar Thom: Tôi sinh năm 1961, đang làm việc tại Liên đoàn Thể thao Bavarian của thành phố Munich, bang Bayern. Đoàn gồm 5 anh em về Việt Nam tập huấn với võ sư Nguyễn Văn Sen tại Tổ đường từ ngày 8-1. Chúng tôi đã đến chào võ sư Chánh chưởng quản môn phái Vovinam Việt Võ Đạo Nguyễn Văn Chiếu; ông Mai Hữu Tín – Chủ tịch LĐ Vovinam Việt Nam và LĐ Vovinam Thế giới đã tiếp chúng tôi. Ngày 11-1, đoàn cũng đã dự Lễ khai mạc Giải vovinam học sinh TPHCM. Các em võ sinh tham dự quá đông và trình diễn võ nhạc vovinam rất đẹp mắt. Ngày 14-1, đoàn đi Nha Trang du lịch và giao lưu cùng Vovinam Khánh Hòa….
Tôi học vovinam với võ sư Nguyễn Thành Xê từ năm 1996 và sau đó là cố võ sư Phạm Thành Nam. Sở dĩ tôi chọn vovinam vì môn võ này có hệ thống kỹ thuật đa dạng: từ những đòn thế tay không cho đến binh khí. Hơn 20 năm theo tập môn võ này, tôi thấy môn sinh vovinam đối xử với nhau như anh em trong gia đình, tình thầy trò, tình đồng môn rất thân thiết qua các buổi cắm trại, tập huấn, v.v. Mười điều tâm niệm của môn phái vovinam cũng giúp cho con người sống tốt hơn.
Năm 2010, võ sư Phạm Thành Nam, võ sư Trần Đại Chiêu ở Frankfurt cùng tôi đã thành lập DVVF. Cuối năm đó, tôi được thăng Chuẩn hồng đai (4 đẳng) sau một khóa thi tại Tây Ban Nha. Từ đó đến nay, vì đường xá xa xôi (cách nhau khoảng 300km) nên hàng năm tôi sinh hoạt với nhóm của võ sư Chiêu chỉ 4-5 lần. Năm 2013, tôi đảm nhận nhiệm vụ Chủ tịch DVVF cho đến nay.
PV: Tình hình phát triển môn võ này trên nước Đức?
Võ sư Dietmar Thom: Vovinam được các du học sinh Việt Nam quảng bá trên nước Đức từ đầu thập niên 1970. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên vovinam còn phân tán, ít nhất là 3 nhóm. Riêng DVVF của tôi và võ sư Chiêu đã gia nhập LĐ Vovinam Thế giới do Việt Nam tổ chức từ năm 2008. Nhiều năm qua, chúng tôi thường về đất tổ tập huấn cũng như dự các giải vô địch châu Âu, vô địch Thế giới ở Tây Ban Nha, Algeria, Pháp, v.v. Một số học trò xuất sắc của võ sư Chiêu từng đoạt huy chương ở những giải đấu trên là Trần Đình Du, Trần Đình Ân, Tấn Long, Vincent-Heck… Thực tế, vovinam ở Đức chỉ được người dân biết qua facebook hoặc youtube, chứ trên truyền hình toàn là bóng đá, bóng đá và bóng đá… (cười). Hiện nay ở Đức, ước tính vovinam có khoảng 2000 môn sinh thường xuyên tập luyện tại Berlin, Hamburg, Munich, Frankfurt, Darmstadt, Hannover, v.v. Riêng DVVF của chúng tôi có 11 CLB.
Chủ tịch DVVF Dietmar Thom
PV: Ông cho biết định hướng phát triển vovinam trong những năm tới?
Võ sư Dietmar Thom: Vovinam chưa phải là môn thể thao chuyên nghiệp ở Đức nên việc quảng bá còn gặp không ít khó khăn. HLV dạy vovinam vì tình, vì nghĩa chứ đâu có tiền, thầy trò đi tập huấn, dự giải thi đấu cũng phải bỏ tiền túi. Vì vậy, dù chúng tôi rất cố gắng nhưng việc phát triển vovinam phải thực hiện từng bước và cần thêm thời gian.
LÊ HỒNG
Nguồn tin: www.vothuat.vn
Ý kiến bạn đọc
Ngày 25/5, Đại sứ quán Việt Nam tại Đức...
Ngày 24.10 đã diễn ra cuộc hội thảo chuyên đề về sức khỏe tinh thần của người...
Ngày 14.10.2018 gần 100 vận dộng viên bộ môn quần vợt tại CHLB Đức và Châu Âu đã...
Ngày 23.09.2018 hơn 300 thành viên và các cháu thiếu nhi tại Leipzig và vùng phụ...
Chiều 11.08.2018 hơn 300 anh chị em, bạn bè, thân hữu từ khắp nơi trên nước Đức...
Cám ơn NguoiViet.de đã phỏng vấn.
Cám ơn ý kiên trung thực của bà Trịnh Thị Mùi, Chủ tịch HĐQT...
@Vũ Thị Mưa
Cơn mưa mùa hạ làm tôi mát lòng! Vì mình chỉ làm được việc putzen nên mới không có...
Hoan nghênh các anh cho : THƠ VIỆT KIỀU ĐỨC sang tập 2 .
Thi nhân tâm huyết...
Họ có bán không ngài TBT, mua chiếc về làm du lịch mũi nhọn.
@Công Tiến Tôi đang tìm Tiến cho một người Bạn về Tập truyện của Bạn gửi cho họ, Hãy liên lạc với...
Một người "vô danh", mới chuẩn hồng đai mà đã tự nhận là "chủ tịch liên đoàn Vovinamm" tại Đức thì thật là lố bịch. Ông này không biết những võ sư Vovinam-Việt Võ Đạo đáng bậc thày của ông, những người Việt tị nạn đầu tiên tới Đức, đã dày công xây dựng môn phái cực khổ như thế nào. Cộng đồng VVN-VVĐ tại Đức ngày nay rất mạnh âu cũng nhờ công lao của những người tiên phong và tất cả môn sinh Việt lẫn Đức và quốc tế.