Thương vụ tại Đức: BỨC TRANH TƯƠNG PHẢN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ GIỮA VIỆT NAM VÀ INDONESIA

Thứ bảy - 02/06/2018 05:10
Trang “Die Welt” (Thế giới) ngày 30/5/18 có bài viết của Susanne Hellmann về mức độ phát triển kinh tế chênh nhau giữa hai nước ĐNA là Việt Nam và Indonesia.
Việt Nam vô địch AFF 2008
Việt Nam vô địch AFF 2008


Tăng trưởng ở Việt Nam không thể đảo ngược:

Hiện nay Việt Nam không chỉ hấp dẫn với khách du lịch mà với cả các nhà đầu tư, khác hẳn người hàng xóm và cũng đã từng là ngôi sao đang lên – Indonesia.

Các nước đang phát triển là nhóm nước với nhiều khác biệt và rõ nhất là qua sự phát triển của hai nước Việt Nam và Indonesia chỉ cách nhau biển Nam Trung hoa nhưng xu thế và sự phát triển chính trị- kinh tế của hai nước này thì không thể nào khác biệt hơn nữa.

Việt Nam đã khá thành công với quá trình tư nhân hóa, thường xuyên cải thiện tình trạng bảo hộ sở hữu trí tuệ ngày càng tốt hơn và có những quyết định kinh tế chính trị rõ nét, đặc biệt liên quan đến lĩnh vực xuất khẩu. Hai trung tâm ở đồng bằng Sông Hồng phía bắc và sông Mê công phía nam phát triển ngoạn mục.

Đương nhiên hệ thống chính trị ảnh hưởng nhất định đến thẩm quyền quản lý của chính phủ. Việt Nam có nền chính trị một đảng và do đó các quyết định được đưa ra dễ dàng hơn và những đổi mới được triển khai nhanh hơn so với hệ thống chính trị ở Indonesia, nơi mà các nhà chính trị phải thường xuyên lưu ý đến việc có được tái cử hay không và chính quyền địa phương thường phớt lờ chỉ đạo từ Thủ đô.

Những năm qua Việt Nam đã tăng trưởng đáng kể trong xuất khẩu như họ mong muốn. Trong vòng 20 năm qua thặng dư xuất khẩu của Việt nam tăng 5 lần so với mức tăng bình quân của các nước đang phát triển, gấp đôi tăng trưởng ở Trung quốc vốn được coi là quán quân thế giới về xuất khẩu.Sự năng động này có vẻ chưa có điểm dừng nếu như biết rằng thời gian trước đây Việt Nam luôn đứng sau trong các cuộc cạnh tranh.

Các nhân tố tăng trưởng, như lệ thường sẽ hỗ trợ lẫn nhau: Mỗi năm Việt Nam nhận 20 tỷ đô la đầu tư nước ngoài trực tiếp và điều này cũng giữ ổn định đồng nội tệ. Cũng vì thế nên Ngân hàng trung ương cũng không khó khăn gì trong việc giữ ổn định mức lãi suất và lạm pháp... Thành công nữa là tăng trưởng tiêu dùng nội địa thuộc hàng đầu trong các nước đang phát triển.

Nhiều vấn đề ở đảo quốc :

Trong bảng xếp hạng tăng trưởng kinh tế thì hiện tại Indonesia đứng ở điểm cuối. Chính phủ ở quốc đảo với hơn 17.000 hòn đảo có vẻ mị dân (dân túy) khi hỗ trợ người tiêu dùng trên cơ sở gây khó cho doanh nghiệp. Đó là lý do mà doanh nghiệp lo lắng cho khả năng cạnh tranh và chuyến ra nước ngoài hay thậm chí không vào Indonesia. Bên cạnh đó Việt Nam, hàng xóm sát đó, lại trở thành địa chỉ hấp dẫn.

Thực tế thời gian qua, Indonesia cũng có số lượng lớn đầu tư nước ngoài và mức lạm phát thấp, nhưng trái ngược với người hàng xóm phía bắc đầu tư trực tiếp lại không chảy vào khu vực công nghiệp., do phần lớn nguồn tiền này là từ đầu cơ do các nhà đầu tư bị hấp dẫn bởi mức chênh lệch của tỉ giá giữa Indonesia và Mỹ. Nguồn tư bản đầu cơ này khá nhậy cảm với chính sách mị dân của Chính phủ ở Jakarta. Trong hoàn cảnh đó Ngân hàng TW khá khó khăn để giữ ổn định cho đồng nội tệ Rupi. Nhiều khả năng sẽ dẫn đến tăng lạm phát và để đối phó có thể Chính phủ sẽ duy trì chiến lược cũ và can thiệp mạnh hơn nữa vào giá cả đối với người tiêu dùng.

Tóm lại, bầu không khí đầu tư ở Indonesia hiện nay khá u ám và tương lai gần không sáng sủa lên là mấy, sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh kế đất nước, do chìa khóa phát triển nằm ở đầu tư nước ngoài, tăng trưởng trên lĩnh vực xuất khẩu và nền kinh tế phát triển bền vững. Điều này ở Indonesia chỉ là mong muốn hơn là thực tế.

Nhìn vào gương hậu ta sẽ thấy một bức tranh tương phản : trong những năm 90 thế kỷ trước, tức là 20 năm trước Indonesia được đánh giá là một trong những con hổ mới ở Châu Á, còn Việt Nam thì nghèo rớt và cách xa với với sự tăng trưởng. Nay thì người hàng xóm nghèo năm xưa đang qua mặt Indonesia, ít nhất là ở sự năng động kinh tế và phát triển.

Thương vụ tại Đức

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Cảm nhận mới nhất
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây