Với bài thơ „Lời mẹ dặn“ Phùng Quán lĩnh trọn 30 năm sống trong tăm tối không lối thoát: không hộ khẩu, không nhà cửa, không việc làm, không được xuất bản những gì ông viết, mọi mối quan hệ với bạn bè đều bị theo dõi gắt gao. Chính vì thế ông đã phải thốt lên rằng, ông „cô đơn giữa biển người!“. Bạn bè tặng ông một danh hiệu trừu mến đầy đồng cảm: Rượu chịu, cá trộm, văn chui. Có người gọi ông là một nhà thơ „bầm dập“ hoặc một nhà thơ „cởi trần“ nhà thơ „áo nâu sồng, guốc mộc“.
![]() |
![]() Nguồn: laodong.com.vn |
![]() |
Hôn Trời đã sinh ra em Để mà xinh mà đẹp Trời đã sinh ra anh Để yêu em tha thiết
Yêu nhau ai không muốn Em ơi rất có thể Nhưng dù chết em ơi |
![]() |
Thơ Phùng Quán có dáng dấp của thơ Heinrich Heine, bởi vì nó chứa đựng tính triết học, giàu hình ảnh làm cho người đọc phải đột ngột.
...Hai đứa chúng tôi bắt đầu yêu nhau
Hôm ấy hôm nào chúng tôi không nhớ
Khách tình yêu xưa nay ít lễ độ
Bước vào buồng tim chẳng gõ cửa một lần
Tình yêu như tia chớp giữa cơn giông
Tia chớp đến không một lời báo trước...
Ông sống tạm bợ bên bờ hồ Tây Hà Nội và làm một cái chòi vươn ra nước. Ông gọi đó là chòi ngắm sóng. Bài thơ „Sóng“ ra đời ở đây. Ông đã cho độc giả hiểu điều sâu thẳm nhất của con người ông.
![]() |
Sóng Tôi với sóng thiếu thời Là anh em kết nghĩa Cứu nước người một nơi Đầu rừng cuối bể Tôi mải mê chiến trận Vùi mình giữa rừng xanh Ngủ gối đầu lên súng Nghe sóng vỗ quanh mình Tan giặc gặp lại nhau Cả hai thành thi sĩ Tủi mừng qua phút đầu Thôi hết thành tri kỷ Tôi làm thơ chính trị Sóng chỉ làm thơ chơi Tôi cạn lời khuyên giải Sóng lặng lẽ mỉm cười Thơ tôi được đời in Túi bạc tiền xủng xoảng Thơ sóng chẳng ai nhìn Trải mãi với trời xanh Thơ in tôi tặng sóng Đọc thơ sóng lặng thinh Sóng vỗ bờ nức nở Tôi thật lòng thương anh Từ đó đứa một nơi Không nhìn mặt nhau nữa Cứ nghĩ đến "thơ chơi" Lòng tôi càng giận dữ Thoắt đã ba mươi năm Sắp hết đời nhìn lại Sự nghiệp thơ trắng tay Lòng xiết bao kinh hãi Tưởng mình là thi nhân Hoá ra chỉ con hát Giọng bổng với giọng trầm Không hồn tựa lũ xác Phút đắng cay tuyệt vọng Tôi tìm về với sóng Bạc đầu làm "thơ chơi" Trải mãi dưới bầu trời Gỗ ván kiếm dăm thanh Tôi dựng chòi ngắm sóng Như trẻ con chập chững Tôi tập làm "thơ chơi" |
![]() Nguồn: erct.com ![]() Nguồn: erct.com |
![]() |
Tác giả xưng tôi, là xưng cho người khác, còn Sóng mới chính là tác giả. Văn nghệ phong trào hồi ấy đã giết chết nghệ thuật, phục vụ “Nghệ thuật vị nhân sinh”. Tôi yêu bài thơ này ngay sau khi đọc nó lần đầu. Tất cả kỷ niệm, cái chua cay, thất vọng, khát khao hòa trộn để tạo nên chất Phùng Quán.
Những ngày đẹp trời, chòi suốt ngày lộng gió. Phùng Quán thích viết thơ bằng bút mực tím. Văn thơ viết xong phải lấy hòn đá chặn không cho gió bay. Nếu quên, văn thơ bay tứ tung xuống gầm chòi, nhặt mệt, ngoài ra nó còn làm nhòe mực. Chỉ có vậy thôi mà Phùng Quán viết:
...Ta ngồi thảo thơ
Gió vào cứ đòi đọc
Hết giở trang này
Lại lật trang kia
Thơ chưa khô
Gió làm nhòe cả mực
Giận muốn đánh đòn
Nhưng nghĩ lại thương...
Bài thơ thật nhẹ nhàng mà đầy tính nhân văn. Nhưng cũng có lúc thơ ông toát lên sự bơ đời bất cần của người đã nếm quá nhiều đắng cay. Một người bạn chỉ hỏi xem ông định cuối đời sống ở đâu và sẽ chết ở đâu. Thay vì trả lời ngắn gọn: „Ở quê hương“, ông đã làm hẳn một bài thơ để đáp, cho xả bớt:
![]() |
![]() |
… Tôi sẽ đào nấm huyệt
Cạnh mồ cha mẹ tôi
Tôi sẽ lăn xuống đó
Thế là xong một đời.
Đàn mối của quê hương
Sẽ thay phu đào huyệt
Bao nghiệt ngã trần gian
Chỉ một tuần vùi hết
Căn hộ mới đáy huyệt
Rượu đất tôi uống tràn
Cụng ly cùng ròi bọ
Mừng trắng nợ trần gian...
Phùng Quán có thể viết thơ về tất cả các lĩnh vực, dù 13 tuổi đã vào Vệ quốc đoàn, và có được đến trường ngày nào đâu! Càng giật mình khi biết ông còn là một người dịch thơ cừ khôi. Chỉ cần trích một đoạn ông dịch trong bài „Trăng“ của Tào Mạt là đủ minh chứng:
…Trăng du đãng ngủ nhờ thềm lạnh
Muốn mời vào nhà không chiếu chăn
Tỉnh giấc trăng đi còn để lại
Nước mắt đầy thềm tạ cố nhân…
Sau bao nhiêu năm bôn ba, cuối đời ông gặp được nữ văn sĩ xứ Huế Hà Khánh Linh. Ông như gặp một thần dược để ngày nào cũng có thơ, để sống với những cảm xúc “chưa từng có” trong cuộc đời đầy ảm đạm. Khánh Linh càng giữ khoảng cách thì ông càng mãnh liệt và dồn toàn bộ tình cảm vào tiểu thuyết thơ cuối cùng “Trăng Hoàng Cung”.
Dù chỉ là độc giả, chưa bao giờ có cơ hội gặp Phùng Quán, nhưng đọc được bài thơ của Hà Khánh Linh viếng ông, tôi bần thần vì không chịu nổi. Chị viết:
Hoang tưởng
Anh lịm tắt giữa mùa đông Hà Nội
Bỏ lại em
Bỏ lại “Trăng Hoàng Cung”
Với những cơn mưa dầm xứ Huế
Bỏ lại cả sự phi lý
Khi anh đòi yêu em
Và đau khổ hờn ghen…
Phùng Quán ra đi ở tuổi 64 vì Sơ gan cổ trướng, để lại cho những người yêu thơ văn Việt Nam một khoảng trống không gì bù đắp nổi. Ý thơ của ông như dẫn người đọc đến một hành tinh khác rồi trong nháy mắt lại trở về trái đất này. Cách dùng từ của ông chính xác đến ghê người đã cuốn hút tôi. Xin được phép đặt tượng Phùng Quán lên bàn thờ của tôi, nơi chỉ dành cho những người tôi khâm phục.
Berlin, tháng 5/ 2016
Nguyễn Thế Tuyền
Ngày 25/5, Đại sứ quán Việt Nam tại Đức...
Ngày 24.10 đã diễn ra cuộc hội thảo chuyên đề về sức khỏe tinh thần của người...
Ngày 14.10.2018 gần 100 vận dộng viên bộ môn quần vợt tại CHLB Đức và Châu Âu đã...
Chiều 11.08.2018 hơn 300 anh chị em, bạn bè, thân hữu từ khắp nơi trên nước Đức...
Cơ bản thông tin cho người đọc hiểu về nội dung
Còn lỗi sai sót quá trình dịch là chuyện...
Chẳng lẽ ông BT họ Mai không có chuyên viên VP và chẳng le các NXB ỏe VN xuất bản sách không có BTV...
rat thich cac chi lam vuon o Duc. em muon tim hieu them
Tháng 8/ 75 mới bàn giao từ UB quân quản cho THVN.Bạn đó có thể vào sau đó, nói là sau 30/4 là không...
Xin chia buồn với gia đình BS. Nguyễn Minh Sơn. Cầu mong anh sớm siêu sịnh tịnh độ cõi niết bàn❤️
Cam on NguoiViet da GsVs da cho.chung toi biet su that
gs Hoàng Xuân Phú- Ông là một nhà khoa học tâm huyết, Một người yêu nước thương dân đích...
Sẽ có một ngày sự thật sẽ bày phơi
Vết nhơ ấy sẽ tạc vào lịch sử
Và nhân dân sẽ được...
Cám ơn NguoiViet.de đã phỏng vấn.
Cám ơn ý kiên trung thực của bà Trịnh Thị Mùi, Chủ tịch HĐQT...
Cảm ơn Thiên Nga.