Luật bầu cử: Luôn được sửa đổi cho phù hợp thực tế
Luật bầu cử họ luôn được sửa đổi mỗi khi thực tế nảy sinh vấn đề, nghĩa là không cứng nhắc trói gò thực tế mà phải thích ứng với cuộc sống vốn luôn vận động (vốn được coi là thước đo chân lý – Mác). Gần đây nhất, Luật bầu cử bị toà bảo hiến buộc sửa đổi 2 lần vào năm 2011 và 2012 liên quan tới phân bổ ghế nghị sỹ và quyền bầu cử của người Đức sống ở nước ngoài.
Điểm bầu cử: Mỗi điểm chỉ bầu 2 nghị sỹ
Mô hình bầu cử Đức khác ta quy định các điểm bầu cử có dân số tương đương nhau. Số điểm bầu cử mỗi tiểu bang bằng tổng dân số chia cho dân số mỗi điểm bầu cử, có dung sai. Kết qủa toàn nước Đức có 299 điểm, bầu 598 nghị sỹ, tính ra mỗi điểm bầu 2 nghị sỹ.
Phiếu bầu: Người dân có quyền lựa chọn từng nghị sỹ qua bầu trực tiếp
Mỗi phiếu bầu được chia thành 2 cột, cột thứ nhất dành bầu trực tiếp 1 nghị sỹ trong danh sách ứng viên cá nhân độc lập hoặc do các đảng phái giới thiệu, đại diện cho điểm bầu cử đó tham gia quốc hội. Tổng cộng 299 nghị sỹ. Cột thứ 2 bầu chỉ 1 đảng phái trong số danh sách các đảng ứng cử tại điểm bầu cử đó, gọi là bầu gián tiếp. Mỗi đảng ứng cử phải đính kèm danh sách ứng viên đảng họ để phân bổ ghế cho họ khi trúng cử. Như vậy còn 299 nghị sỹ được lấy từ danh sách ứng viên các đảng trúng cử. Cách bầu trên xuất phát từ mô hình họ, quốc hội bao gồm các nghị sỹ phải bảo đảm cho người dân được quyền chọn lựa từng nghị sỹ qua bầu trực tiếp đại diện cho điểm bầu cử của mình. Mặt khác do quốc hội là cơ quan chính trị tối cao, nên còn phải gián tiếp thông qua nền tảng chính trị tức các đảng phái cung cấp ứng viên, bằng cách bầu đảng phái.
Quyền bầu và ứng cử: Không giới hạn số ứng cử viên
Ở Đức được hiến định là quyền tự do, nghĩa là nhà nước phải bảo đảm quyền đó được thực thi, nhưng cũng không được phép chế tài họ phải làm (khác với Áo hay Thổ Nhĩ Kỳ bị chế tài). Do vậy, số ứng viên họ không thể giới hạn, trong khi cử tri đi bầu chỉ chừng 70%. Nếu coi quốc hội là nơi tập trung trí tuệ chính trị cả nước, thì chỉ có thể đạt đích đó khi bảo đảm được điều kiện cần, tức thu hút được càng nhiều công dân tâm huyết ứng cử càng qúy. Họ chỉ giới hạn quyền đó ở độ tuối trưởng thành từ 18, và không bị hạn chế thể chất và pháp lý, như không thể tự chăm sóc cá nhân hoặc sau khi thụ án hình sự phải điều trị trong trại tâm thần.
Số ứng viên: Nhiều gấp 4 lần số nghị sỹ
Nhiệm kỳ này, Đức có tổng cộng 4.451 ứng viên so với ta bầu nhiệm kỳ tới chỉ có 1.121, tức gấp 4 lần, về toán học cơ hội chọn lựa ở họ cao gấp 4 lần (nếu số nghị sỹ bằng nhau).
Trong số đó, có 2705 ứng viên (với 81 ứng viên độc lập) tranh cử trong danh sách bầu 1 nghị sỹ (tức cứ 9 ứng viên chọn 1). Ứng viên nào đứng đầu số phiếu sẽ trúng cử, bất kể tỷ lệ bao nhiêu.
Có 30 đảng tranh cử trong danh sách bầu 1 đảng phái với tổng cộng 3446 đảng viên trong danh sách đính kèm (trong đó có 1700 đảng viên đã nằm trong danh sách bầu 1 nghị sỹ), tính ra cứ 11,5 ứng viên chọn 1. Số nghị sỹ trúng cử từng đảng được chia theo tỷ lệ số phiếu trúng cử của đảng đó, tính gộp cho toàn Liên bang, nếu họ vượt qua ngưỡng trúng cử hiện luật định 5%.
Tỷ lệ chọn rất cao trên đặt ra cả thách thức lẫn cơ hội cho cử tri, họ là chủ nhân đất nước không thể ỷ lại, trông chờ nhà nước công bộc chọn hộ, hay lọc trước, mà phải biết phân vân, cân nhắc chọn lựa người thay mặt mình kiểu “bó đũa chọn cột cờ“.
Quyền đăng ký danh sách ứng viên
Mọi đảng phái (nếu chưa có ít nhất 5 nghị sỹ nhiệm kỳ hiện tại), mọi cá nhân đều phải đăng ký ứng cử chậm nhất trước ngày bầu cử 97 ngày, với điều kiện: phải tập hợp được 200 chữ ký ủng hộ nếu muốn đăng ký tên trong danh sách ứng viên cá nhân tại 1 điểm bầu cử, hoặc 1 phần nghìn cử tri hoặc 2000 chữ ký để đăng ký tên trong danh sách bầu 1 đảng phái. Cách làm trên không giới hạn quyền tự do ứng cử mà nhằm khuyến khích giúp ứng viên thể hiện, chứng minh được khả năng đại diện cho cử tri thông qua vận động họ ủng hộ. Trong khi ở ta ứng viên phải qua 3 vòng hiệp thương, chịu 2 lần cử tri biểu quyết tại nơi ở và làm việc, nghĩa là phải qua vòng bầu cử sơ bộ trong giới hạn nhóm nhỏ cử tri, và do hội đồng bầu cử quyết định không chịu tài phán. Đó cũng là một mô hình bầu cử, nhưng bị coi khác với thông lệ quốc tế; để hội nhập rất cần được xem xét lại như luật bầu cử Đức vẫn phải thường xuyên sửa. Kết qủa họ thu hút tới 58 đảng phái, hiệp hội cùng 81 cá nhân đăng ký ứng cử. 69 ngày trước ngày bầu cử, mọi ứng viên thoả mãn các điều kiện trên phải đăng ký danh sách với Ủy ban bầu cử tiểu bang và điạ phương để họ chốt danh sách bầu. Nghĩa là Ủy ban Bầu cử chỉ giữ chức năng hành chính thực thi, nếu có tranh chấp sẽ do toà phán xét.
Chương trình tranh cử
Là dịp để các đảng phái đưa ra chính sách của mình vận động người dân ủng hộ, hầu hết bằng những con số cụ thể để người dân có thể đo lường được khi đảng đó trúng cử, như tăng giảm thuế gì? Bao nhiêu? Tăng thu nhập miễn thuế mức nào? Nâng tiền con lên bao nhiêu? Tuổi về hưu mức nào? Lương tối thiểu bao nhiêu? Trợ cấp xã hội tính như thế nào? Trợ cấp nhà ở, trợ cấp con?... Nghĩa là “thượng vàng hạ cám“, tất cả những gì liên quan tới cuộc sống thường nhật người dân, đong đo đếm được, thiết thực, không xa vời.
Giám sát bầu cử
Để bảo đảm cho người dân thấy nhà nước tổ chức bầu cử hoàn toàn minh bạch khách quan, từ nhiệm kỳ năm 2009, Đức mời tổ chức độc lập Ổn định và Hợp tác châu Âu OSZE, tới giám sát.
*Kết qủa kiểm phiếu nhiệm kỳ hiện tại
Khác ở ta trúng cử phải qúa bán và thường đạt tỷ lệ cao do tỷ lệ „chọn“ thấp, ở họ chỉ 5 đảng trúng cử trên ngưỡng 5% với tỷ lệ phiếu bầu CDU 34,1 % , SPD 25,7%, Linke 8,6%, Grüne 8,4%, CSU 7,4% và (các đảng phái không trúng cử chiếm tổng cộng 15,8% số phiếu). Do tỷ lệ trên tính gộp cả nghị sỹ đảng họ ứng cử cá nhân, nên khi tính tổng số nghị sỹ trúng cử được nâng từ 598 lên 631.
Thành phần nghị sỹ: Am hiểu luật
Do thiết chế bầu cử tự do, nên thành phần quốc hội hoàn toàn ngẫu nhiên. Tuy vậy, có 2 thành phần chiếm tỷ trọng cao là công chức và tự hành nghề chủ yếu luật sư. Họ là giới am hiểu nhất về luật pháp và nắm được thực tế hoạt động của bộ máy nhà nước pháp quyền. Kết quả nhiệm kỳ này:
Nghề nghiệp Số lượng Tỷ lệ (%)
Công chức 192 30,4
Hoạt động trong các tổ chức chính trị xã hội 106 16,8
Nhà thờ 7 1,1
Lao động trong các doanh nghiệp 104 16,5
Lao động khác 5 0,8
Kinh doanh 47 7,4
Tự hành nghề (chủ yếu luật sư) 121 19,2
Nội trợ 3 0,5
Thất nghiệp 1 0,2
Học sinh sinh viên 9 1,4
Không cố định 36 5,7
Cộng 631 100
Chức năng độc lập của nghị sỹ: Không có khái niệm "nghị gật"
Như hầu hết mọi quốc gia, nghị sỹ Đức được được hiến định (Điều 38) đại diện cho toàn dân, hành động hoàn toàn độc lập, chỉ theo nhận thức của mình, không bị ràng buộc bởi chỉ thị hay ủy nhiệm nào. Chính tính độc lập hiến định này chế tài từng nghị sỹ phải tự quyết định tất cả, không ai được phép ra lệnh hay tuân lệnh ai, phải thể hiện chức năng độc lập đó bằng tự tiếp nhận ý kiến cử tri, bằng chất vấn chính phủ, bằng đề xuất, bác bỏ, bổ sung luật. Thiếu chế tài này, không thể buộc được nghị sỹ hoàn thành một khối lượng công việc to lớn như thống kê ở phần trên. Ở họ không hề có khái niệm “nghị gật“, bởi quy chế bầu cử tự do cho phép người dân dễ dàng nhận biết và loại trừ ở nhiệm kỳ tiếp bằng lá phiếu.
Tính độc lập còn được lượng hoá thành chuẩn mực thước đo, buộc nghị sỹ không được đảm nhận một số chức trách mâu thuẫn với chức năng độc lập họ, như: Tổng thống, Chánh án toà Hiến pháp, thành viên Thượng viện, đặc trách quân đội thuộc quốc hội, thành viên ủy ban thẩm định kinh tế quốc dân, thành viên quốc hội EU... Công chức, nhân viên một số cơ quan phục vụ cộng cộng, binh lính chuyên nghiệp, chánh án các toà cũng bị hạn chế.
Quyền đặc thù
Cũng như nhiều nước, họ được quyền miễn trừ điều tra hình sự, quyền tự do biểu đạt khi thực thi chức năng, quyền từ chối làm nhân chứng.
Tính chất tự hành nghề:
Nghị sỹ là một nghề nghiệp thế giới coi là lao động tự hành nghề. Ở Đức, mỗi nghị sỹ được trang bị 2 văn phòng, 1 ở quốc hội, một tại điạ phương, với trang thiết bị tiện nghi đầy đủ. Mỗi nghị sỹ được quyền thuê 2 cộng sự khoa học, 2 nhân viên trực văn phòng, và 2 giúp việc vặt với tổng tiền lương nhà nước trả 19.913 Euro/tháng (tương đương lương 6 kỹ sư). Nghĩa là tổng lao động nghĩ sỹ Đức lên tới 630 x 7 = 4.410 kỹ sư. Đó chính là đặc thù lao động tự hành nghề, nếu chỉ mỗi cá nhân họ làm việc thì dù cố gắng tới đâu, năng suất cũng chỉ ngang lao động hưởng lương, không thể đòi hỏi họ nhiều hơn.
Thù lao: Nghị sỹ được làm thêm
Đã là nghề nghiệp thì phải được trả thù lao và chi phí tương xứng mới bảo đảm được tài chính cho họ hoàn thành. Mức lương nghị sỹ Đức tương đương bậc lương chánh án toà án Liên bang, 9.082 Euro/tháng. Phụ phí công việc tính đổ đồng 4.2014 Euro/tháng. Được hỗ trợ 1/ 2 phí bảo hiểm sức khoẻ, 250 Euro/tháng. Cứ mỗi năm làm nghị sỹ, lương hưu sau này được cộng thêm 2,5% tiền thù lao. Với 27 năm, lương hưu họ đạt 67,5%, bằng mức về hưu đúng tuổi ở Đức. Như bất kỳ lao động nào khác, họ được làm thêm, nhưng phải đóng thuế và khai báo với Chủ tịch quốc hội theo quy định từng nấc từ 1000 Euro đến trên 250.000 Euro/năm. Nhiều nghị sỹ Đức làm thêm trên 1 triệu Euro/năm. Và không hiếm nghị sỹ xin rút để tập trung cho thu nhập lớn của họ, đúng nguyên lý mọi lao động đều tự do và bình đẳng!
Kết luận
Cũng như con người, “có bao nhiêu đầu óc thì có bấy nhiêu ý kiến, có bao nhiêu trái tim thì có bấy nhiêu cách yêu đương“, thiết chế quốc hội cũng vậy chẳng quốc gia nào hệt quốc gia nào cả, nhưng khoa học có thể phân tổ thành các mô hình khác nhau với ưu nhược của nó làm căn cứ cho các quốc gia tham khảo, đối chiếu, chọn lựa. Bởi mục đích bất kỳ hoạt động nào của con người đều lấy lợi ích của nó làm thước đo, nên không thể không chọn lựa theo thước đo đó!
Nguồn tin: Báo Lao Động
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Ngày 24.07.2022, tại thủ đô Berlin (CHLB Đức) đã diễn ra buổi giới thiệu ba cuốn...
Cuộc thi Hoa Hậu Áo Dài Phu Nhân 2022 tổ chức tại Internationales Congress...
Chiều 11.08.2018 hơn 300 anh chị em, bạn bè, thân hữu từ khắp nơi trên nước Đức...
Cơ bản thông tin cho người đọc hiểu về nội dung
Còn lỗi sai sót quá trình dịch là chuyện...
Chẳng lẽ ông BT họ Mai không có chuyên viên VP và chẳng le các NXB ỏe VN xuất bản sách không có BTV...
rat thich cac chi lam vuon o Duc. em muon tim hieu them
Tháng 8/ 75 mới bàn giao từ UB quân quản cho THVN.Bạn đó có thể vào sau đó, nói là sau 30/4 là không...
Xin chia buồn với gia đình BS. Nguyễn Minh Sơn. Cầu mong anh sớm siêu sịnh tịnh độ cõi niết bàn❤️
Cam on NguoiViet da GsVs da cho.chung toi biet su that
gs Hoàng Xuân Phú- Ông là một nhà khoa học tâm huyết, Một người yêu nước thương dân đích...
Sẽ có một ngày sự thật sẽ bày phơi
Vết nhơ ấy sẽ tạc vào lịch sử
Và nhân dân sẽ được...
Cám ơn NguoiViet.de đã phỏng vấn.
Cám ơn ý kiên trung thực của bà Trịnh Thị Mùi, Chủ tịch HĐQT...
Cảm ơn Thiên Nga.